Tình hình xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu VN trên thị trường Nhật Bản.doc (Trang 39 - 44)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2.Tình hình xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản

Hiện nay cả nước có 1.200 doanh nghiệp chế biến gỗ kinh doanh gỗ, trong đó trên 300 doanh nghiệp đã có hàng xuất khẩu (gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân).

Sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng được cải tiến nhiều, tương đối đa dạng, bao gồm 5 chủng loại sản phẩm: đồ gỗ nội thất; bàn ghế ngoài trời; đồ gỗ mỹ nghệ; đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác (gỗ với song mây, sắt thép, đệm mút...) và các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi...). Những sản phẩm này của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tập trung vào ba thị trường trọng điểm là Mỹ chiếm trên 20% tổng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, EU chiếm gần 28% và Nhật Bản chiếm 24%. Đồng thời các doanh nghiệp cũng

đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Canada, Nga và một số nước Đông Âu.

Theo Bộ Thương mại, đồ gỗ là một trong những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu chủ lực. Trong mấy năm gần đây, đồ gỗ luôn đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vượt trội, trong đó đồ gỗ nội thất luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60% kim ngạch xuất khẩu). Nếu năm 2000 giá trị xuất khẩu đạt trên 200 triệu USD thì năm 2006 dự kiến kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của cả nước có thể đạt tới 2,16 tỷ USD. tăng 38,4% so với năm 2005. Trong vòng 6 năm qua, giá trị xuất khẩu đồ gỗ đã tăng 10 lần và đưa Việt Nam lên hàng thứ 4 Đông Nam Á về lĩnh vực này, sau Malaixia, Inđônêxia và Thái Lan. Đây là một thành công lớn của ngành gỗ và lâm sản của Việt Nam khi chúng ta vẫn đang phải nhập tới 80% tổng số nguyên liệu. Dưới đây là tình hình xuất khẩu hàng đồ gỗ sang một số thị trường.

Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu hàng đồ gỗ sang một số thị trường ( Tính đến tháng 10/2006 ) Đơn vị:1000 USD Thứ tự Nước Năm 2003 2004 2005 10T /2006 1 Hoa kỳ 115.468 318.856 508.707 801.526 2 Nhật Bản 137.913 180.016 214.360 291.511 3 Anh 50.986 107.319 110.976 212.164 4 Đức 18.204 60.088 64.176 75.352 5 Trung Quốc 12.388 35.077 56.958 69.206 6 Pháp 25.239 60.026 62.810 64.852 7 Hàn Quốc 29.361 32.005 44.681 51.471 8 Úc 21.788 38.001 40.019 46.203 9 Đài Loan 45.553 56.631 38.117 43.745 10 Hà Lan 12.76 35.019 36.754 40.124 Tổng knxk của Các nước trên thế giới 567.197 1.139.090 1.117.558 1.696.154

Nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy được thị trường trọng điểm của hàng đồ

gỗ xuất khẩu Việt Nam tập trung chủ yếu vào hai thị trường là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hiện nay Hoa Kỳ đang là thị trường số một của đồ gỗ Việt Nam, với tốc độ kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng qua các năm, nhìn vào bảng có thể thấy rõ được sự tăng trưởng một cách nhanh chóng trên thị trường này. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường này mới chỉ khoảng 115 triệu USD, nhưng đến năm 2004 con số này đã tăng gần gấp 3 lần đạt 318 triệu USD và tiếp tục tăng qua các năm. Có được sự tăng trưởng vượt bậc này bởi đây lại là một thị trường rộng lớn, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến từ gỗ ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với các hàng đồ gỗ Việt Nam có kiểu dáng bắt mắt, mẫu mã sang trọng, mang phong cách Châu Âu.

Nếu như thị trường Hoa Kỳ là một thị trường chỉ mới phát triển trong

mấy năm gần đây, thì thị trường Nhật Bản tử năm 1999 đến năm 2003 luôn luôn là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam, đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là thị trường xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam . So với thị trường trường Hoa Kỳ thì các sản phẩm chế biến từ gỗ trên thị trường Nhật là lớn hơn rất nhiều, đủ các loại mặt hàng, còn trên thị trường Hoa Kỳ chỉ tập trung vào một số mặt hàng như: thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất...Thị trường Nhật Bản là một thị trường rất quan trọng, đầy tiềm năng, lâu dài đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, bởi vậy ta sẽ nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng đồ gỗ Việt Nam qua một số mặt. Về kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của hàng đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ngày càng tăng, với tốc độ khá cao, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 138 triệu USD nhưng đến năm 2004 con số này đã là 180 triệu USD tức tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, với tốc độ gia tăng ngày càng tăng qua các năm, đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 292 triệu USD, tức tăng 111% so với năm 2003, kết quả đạt được đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của đồ gỗ trên thị trường này.

Mặt hàng xuất khẩu, Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

rất đa dạng, gồm gỗ nhiên liệu dạng khúc, gỗ cây, gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, tấm gỗ lạng làm lớp mặt, gỗ ván trang trí làm sàn, ván sợi bằng gỗ, gỗ dán, khung tranh, ảnh bằng gỗ, hòm, hộp, thùng bằng gỗ, tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ, ghế ngồi, đồ gỗ nội thất khác và các bộ phận của chúng. Dưới đây là một số mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Bảng 22: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam và Trung Quốc sang Nhật Bản (năm 2006)

Mặt hàng Việt Nam Trung Quốc

Kim ngạch Thị phần Kim ngạch Thị phần Đồ gỗ dùng trong văn phòng 5.432 0.37 372.988 25.3 Đồ gỗ dùng trong nhà bếp 951.386 13.5 1.116.983 15.9 Đồ gỗ dùng trong phòng ngủ 2.147.606 15.4 6.024.173 43.2 Đồ gỗ dạng chi tiết rời

9.776.663 9.9 43.281.732 43.9 Bàn thờ, tượng gỗ 214.293 5.29 2.828.920 69.9 Đồ gỗ khác 556.014 0.9 34.621.746 54.9 Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản

Có thể thấy mặt hàng đồ gỗ chủ yếu xuất khẩu sang Nhật là các hàng sử dụng trong phòng ngủ và dùng trong bếp, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu.

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, chiếm 90% là qua nước thứ 3, như

Đài Loan, Thái Lan, .. bên cạnh đấy là hình thức xuất khẩu cũng đạt hiệu quả khá cao, các hoạt động gia công.

Bộ Thương mại đang khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do đồ gỗ nội thất sản xuất tại Việt Nam đuợc người Nhật rất ưa chuộng

.Để đạt mục tiêu trên, Bộ Thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng cải tiến mẫu mã, chuyên nghiệp hoá khâu thiết kế, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu và tiêu chuẩn quy định của thị trường Nhật Bản. Nhất là phát triển các loại sản phẩm làm bằng tay, tạo ra nét độc đáo riêng, có giá trị cao.

Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 trong số những nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường Nhật Bản. Theo các chuyên gia, người

tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng các sản phẩm đồ gỗ và TCMN của Việt Nam nhờ có giá cả, mẫu mã phù hợp, chất liệu độc đáo, nhất là các loại sản phẩm dùng làm nội thất gia đình.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu VN trên thị trường Nhật Bản.doc (Trang 39 - 44)