Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu VN trên thị trường Nhật Bản.doc (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu đề tài

1.6.2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam là một nước có nhiều lợi thế so sánh cạnh tranh, có nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên đất, rừng, ..phong phú, khí hậu thuận lợi nhưng chúng ta chưa khai thác được hết các lợi thế đó mà thậm chí nhiều khi còn làm mất đi các lợi thế cạnh tranh đó. Bởi vậy chúng ta cần phải học hỏi từ Trung Quốc, một nước đã biết tận dụng rất tốt các lợi thế sẵn có, và đã đạt được những thành công nhất định.

- Việt Nam cần phải có chính sách, quy định quy hoạch vùng nguyên liệu một cách hợp lý, việc làm này hiện nay gần như là tự phát.

- Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận đuợc với nguồn nguyên liệu, vì vậy việc thu mua nguyên liệu là hết sức khó khăn. Bởi vậy cần phải cần phải tiến hành các biện pháp để liên kết đuợc mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và nguời nông dân trực tiếp trồng rừng, như việc tiến hành giao rừng cho các doanh nghiệp và nông dân quản lý, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, và người nông dân chăm sóc, quản lý....tất nhiên với sự hỗ trợ của nhà nuớc.

- Bên cạnh đó Việt Nam cũng cần phải thu hút đầu tư từ nước ngoài để thu hút vốn, công nghệ mới, hiện đại. Việc thu hút hiện nay còn hạn chế bởi vì:

+ Cơ sở hạ tầng nước ta còn yếu kém, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn bởi các cơ sở sản xuất thường nằm xa vùng nguyên liệu, bởi vậy để thu hút đuợc các nhà đầu tư nước ngoài thì nhà nước nên có một kế hoạch cụ thể, quy hoạch hợp lý vùng nguyên liệu với các cơ sở sản xuất.

+ Bên cạnh đó pháp luật nước ta còn nhiều hạn chế chưa thông thoáng do vậy các nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại.

- Bên cạnh đó cần phải tiến hành đào tạo tay nghề lao động, xây dựng các trung tâm đào tạo có chất luợng, uy tín.

- Để nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường thì các doanh nghiệp trong ngành gỗ phải liên kết lại với nhau để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, đây cũng là điều mà Trung Quốc đã thực hiện rất tốt và chúng ta cần phải học hỏi. Các doanh nghiệp Việt Nam thường hoạt động nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, vì vậy các doanh nghiệp có sức tranh yếu.

Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam đã có những thành công ban đầu, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của VIệt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục qua các năm (thường là 30 - 40 % / năm), sản phẩm gỗ Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường thế giới, có khả năng cạnh tranh lớn so với các nước khác (như: Trung Quốc, Thái lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippines). Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐỒ GỖ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu VN trên thị trường Nhật Bản.doc (Trang 27 - 29)