Xâm nhập thị trường Nhật Bản bằng thương hiệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu VN trên thị trường Nhật Bản.doc (Trang 72)

5. Kết cấu đề tài

3.2.8.Xâm nhập thị trường Nhật Bản bằng thương hiệu

Muốn đưa hàng vào Nhật đạt kết quả, trước tiên doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho mình thật vững chắc. Kế tiếp là khâu tìm nhà phân phối nguồn hàng và lựa chọn cách quảng cáo hợp lý. Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu ở những khâu này.

Muốn thành công trên thị trường Nhật, nhà xuất khẩu cần biết xây dựng thương hiệu, làm thế nào để thương hiệu có thể ăn sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng.

So với doanh nghiệp Việt Nam, nhà sản xuất Nhật luôn bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng thương hiệu. Quan niệm của họ là xây dựng thương hiệu trước khi tìm kiếm thị trường, trong khi đó, hầu hết các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện chỉ chú trọng đến quảng cáo, bởi vậy khó khăn lớn nhất là hàng Việt Nam vẫn là chưa xây dựng được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng ở đây. Khâu tiếp cận yếu kém hoặc khi tiếp cận được thì không biết ở đâu thị trường cần, nên đã đi lạc hướng với thị hiếu của người tiêu dùng.

Kinh nghiệm của nước láng giềng Trung Quốc cũng cần cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam chưa có đủ khả năng để xây dựng lên một thương hiệu tầm cỡ quốc tế. Trong khi đó, những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam thì hầu hết người tiêu dùng Nhật đều không biết tới. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam có thế đi theo cách mà Trung Quốc đã từng làm là mang nhãn mác không nổi tiếng vào bán với giá rẻ ở các siêu thị bách hoá Mỹ như: Wal-mart; Target; K-mart; Sears...là những siêu thị chuyên bán hàng tiêu dùng cao cấp và nổi tiếng. Điều này gây sự bất ngờ cho người tiêu dùng, mặc dù bán với giá rẻ so với các mặt hàng cùng loại trong siêu thị nhưng các doanh nghiệp vẫn đảm bảo có lãi.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu VN trên thị trường Nhật Bản.doc (Trang 72)