nhập khẩu phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất,điển hình như ngành sữa, với 80 % nguyên liệu phải nhập khẩu,ngành dược là 90% ,phân.Khi ấy, giảm giá Việt Nam đồng tức tăng tỷ giá,sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất trong nước, làm giá cả đầu ra leo thang theo dẫn đến lạm phát.
Nếu giá nhập khẩu tăng, làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn một cách tương đối. Khi ấy nếu các nhà sản xuất trong nước có thể cung cấp những hàng hóa thay thế thì người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ chuyển sang mua những hàng hóa này. Tuy nhiên thực tế là nhiều hàng hóa mà người dân và doanh nghiệp cần mà trong nước không sản xuất được,không thể đáp ứng hết, hay nếu sản xuất thì mức
giá cao hơn hay chất lượng thấp hơn hàng nhập khẩu. Điển hình như phân bón phải nhập khẩu gần 50 % thành phẩm, máy móc thiết bị hiện đại cho sản xuất Việt Nam cũng chưa thể tự sản xuất được,…Khi ấy, hạn chế nhập khẩu là điều không thể,kết quả là nền kinh tế sẽ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào. Đây là một nguyên nhân khiến việc tăng thâm hụt ngân sách tại thời điểm này trở nên rất rủi ro, Nếu áp lực lạm phát cao trở lại,khi ấy giảm giá VND sẽ dẫn đến việc leo thang giá cả.
Tỷ giá hối đoái mạnh (trong trường hợp của chúng ta tức là để VND lên giá) sẽ kiềm chế lạm phát: lương ổn định và giá các mặt hàng nhập khẩu rớt (đáng tiếc tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng ở ta quá nhỏ phản ánh chính sách “thay thế nhập khẩu” vẫn rất thịnh hành).
2.2.2.3 ./Tác động đến thị trường ngoại tệ trong nước.
Chính phủ thực hiện giảm giá VND,đồng VND mất giá dần, khi ấy mọi người sẽ có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
Nền kinh tế bị càng bị đô la hóa (và vàng hóa) hơn. Và USD khan hiếm là không khó hiểu. Các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi USD, khiến chênh lệch lãi suất USD ở trong nước và ngoài nước ngày càng doãng ra, điều này lại khuyến khích các dòng vốn ngắn hạn (đầu cơ hay cho ngân hàng trong nước vay ngắn hạn) chảy vào gây áp lực hơn nữa lên lạm phát.Đó là chưa kể tới, khi dân giữ quá nhiều ngoại tệ thì mức độ đô la hóa kinh tế tăng cao, chính sách tiền tệ sẽ giảm hiệu lực, hậu quả sẽ không hề đơn giản.
2.2.2.4./ Tác động tâm lý người dân và các doanh nghiệp.
Sẽ cần giảm giá Việt Nam đồng như thế nào, bao nhiêu thì mới có tác động rõ ràng tới xuất khẩu,báo cáo chưa nghiên cứu và cũng không ai dám chắc.Vấn đề kích thích xuất khẩu hiện nay cũng không chỉ phụ thuộc vào giá mà còn là nhu cầu từ các đối tác thương mại của Việt Nam đang sụt giảm. Giảm giá tiền đồng chưa biết sẽ hỗ trợ xuất khẩu được bao nhiêu nhưng có thể gây bất ổn trên thị trường do tâm lý đầu cơ .Tỷ giá USD/VND có thể tăng quá mức khi người trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào khả năng quản lý cung tiền của các cơ quan quản lý điều hành ngoại tệ. Người dân và doanh nghiệp sẽ tranh nhau mua ngoại tệ, hay vàng khi đồng nội tệ bắt đầu mất giá. Khi ấy trong nỗ lực bảo toàn tài sản, người ta có thể chấp nhận trả một mức giá cao bất thường miễn là mua
được ngoại tệ và không một mức lãi suất nào đủ cao để kéo họ lại với đồng nội tệ, khi đó cung - cầu ngoại tệ mất cân đối nghiêm trọng, tỷ giá sẽ tăng vượt tầm kiểm soát.
Phải mất một thời gian rất lâu các doanh nghiệp mới giảm được nỗi ám ảnh về đồng tiền bị mất giá, thoát khỏi ý nghĩ găm giữ ngoại tệ. Vì thế, không có lý do gì chúng ta lại gieo tâm lý bất ổn cho họ vào lúc này. Việc giảm giá đồng Việt Nam trong thời điểm hiện nay đồng nghĩa sẽ làm giảm lòng tin của công chúng vào sự ổn định của chính sách tiền tệ. Chính phủ nên chọn một chính sách tỷ giá phù hợp nhưng linh hoạt hơn.
Việc giảm sức cạnh tranh đối với hàng nhập khẩu sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước có tâm lý ỷ lại, trì trệ trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm; sẽ không thúc đẩy phát triển kinh tế.
2.2.2.5./ Tác động đến các khoản nợ của chính phủ và doanh nghiệp trong nước.
Hiện Việt Nam đang có khoản nợ nước ngoài khoảng 20 tỷ USD, chiếm hơn 20% GDP ,chủ yếu là nợ dài hạn theo thông báo của Bộ Tài chính trong giai đoạn 2006 – 2010 và ngày càng tăng.
Việc tăng tỷ giá đương nhiên sẽ là điều cần cân nhắc, bởi nó khiến khoản nợ tính theo VND tăng lên. Nhưng đó cũng chỉ là một lý do, số nợ so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 là hơn 60 tỷ USD, gấp nhiều lần số nợ phải trả.khiến cho nhiều doanh nghiệp đang nợ nước ngoài không trả được nợ, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư máy móc để đổi mới công nghệ sẽ bị phá sản.
Trong những tháng đầu năm, mặc dù xuất khẩu giảm, nhưng nhập khẩu giảm mạnh hơn.Có thể thấy thâm hụt thương mại tiếp tục được cải thiện. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cân bằng cung - cầu ngoại tệ. Mà cung - cầu ngoại tệ mới là yếu tố quan trọng tác động tới chính sách điều hành tỷ giá hiện nay.
Giảm giá đồng tiền Việt Nam vẫn có thể xảy ra, nhưng đó là do diễn biến thị trường, chứ chưa chắc đã là chủ đích của cơ quan quản lý.
2.2.2.6./ Tỷ giá, lạm phát & lãi suất: