2.2.2.6./ Tỷ giá, lạm phát & lãi suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc (Trang 60 - 61)

kiềm chế lạm phát vốn thành công trong năm 2008. Giá nhập khẩu cao hơn, sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, nền kinh tế sẽ chịu một cú sốc cung tiêu cực vì giá cả sẽ tăng. Nếu tỷ giá hối đoái USD/VND tăng 1%, thì lạm phát có nguy cơ tăng lên 0,65% ngay trong năm đầu tiên. Các năm tiếp theo, tốc độ tăng của các chỉ số giá tăng cao hơn và đạt mức tăng 1%, tương đương tốc độ phá giá USD/VND sau năm năm.

Khi giá đồng VND cũng phải tính đến mối tương quan giữa lãi suất VND với USD và tỷ giá của những ngoại tệ khác so với USD. Nếu không, nó sẽ tác động xấu tới tâm lý người gửi tiền và hệ thống tài chính. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái,lãi suất và lạm phát không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi cái này là nguyên nhân và cái kia là kết quả. Chênh lệch trong lãi suất sẽ được bù trù bằng chênh lệch trong lạm phát,chênh lệch trong lạm phát lại được bù trừ bằng chênh lệch trong tỷ giá.Khi đồng nội tệ mất giá thì lạm phát gia tăng và ngược lại.Hạ quá thấp người gửi tiền ở trong nước thấy độ hấp dẫn VND không đủ họ sẽ chuyển sang USD. Vì vậy, tới đây VND mất giá bao nhiêu là cả một nghệ thuật của Ngân hàng Nhà nước, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp của ta hiện nay chưa biết sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro về tỷ giá, cho nên một độ linh hoạt rộng quá mức cũng gây ra rủi ro lớn.

2.2.2.7./ Tác động đến cán cân tài khoản vãng lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w