Rủi ro về dòng tiền: các luồng tiền vào công ty (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi công ty

Một phần của tài liệu Phát triển phân phối mỹ phẩm Janssen Cosmeceutical tại thị trường Việt Nam.doc (Trang 50 - 51)

(dòng chi) diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào công ty (số thu) nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi công ty (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xẩy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu phục vụ cho kinh doanh

có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng kinh doanh; tiền lương của nhân viên và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp, v.v...

Để phục vụ kinh doanh, công ty đã phải sử dụng vốn vay trong bản tính cơ cấu vốn. Do đó, lãi suất tiền vay - chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản công ty nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.

Do vậy việc lên kế họach phòng ngừa rủi ro là rất quan trọng. Cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

Tôn trọng nguyên tắc thận trọng khi lập dự án đầu tư: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính trong đầu tư. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn;

+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các TS và các khoản thu nhập; + Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Một trong những công cụ để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là xác định và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua sự biến động của các chỉ tiêu tài chính quan trọng như: Hệ số vốn tự có; Hệ số thanh toán hiện thời; Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn; Hệ số thanh toán nhanh; Hệ số thanh toán của vốn lưu động. v.v...

Quản lý chặt chẽ nợ phải trả và nợ phải thu: Biện pháp này đòi hỏi công ty phải thường xuyên nắm chắc danh mục các khoản nợ phải trả và nợ phải thu; có kế hoạch thanh toán nợ và thu nợ; không để nợ phải trả cộng dồn quá lớn và không để phát sinh nợ phải thu khó đòi... Thực hiện nghiêm túc các quy định về thời hạn trong kinh doanh, đầu tư: Trong kinh doanh, cố gắng thực hiện các thương vụ với thời hạn ngắn; trong đầu tư, tập trung giải quyết dứt điểm từng phần công việc theo đúng tiến độ… Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động bất khả kháng của thị trường.

Kiện toàn bộ máy kế toán, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán quản trị để thường xuyên có được những thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích và ra những quyết định quản lý. Đồng thời, bên cạnh lực lượng cán bộ kế toán, công ty cần có một giám đốc tài chính - người thực hiện chức năng quản trị tài chính của doanh nghiệp; thực hiện những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển phân phối mỹ phẩm Janssen Cosmeceutical tại thị trường Việt Nam.doc (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w