- Thị hiếu tiêu dùng của khách hàng: hình thức chính của công ty chủ yếu là các giải pháp điều trị,
3. nghị kênh phân phối và kênh phân phối trung gian cho dự án.
Mô hình kênh phân phối của công ty NEW VISION tại thị trường Việt Nam
+ Bệnh viện: giới thiệu sản phẩm và đề nghị hợp tác với bác sĩ chuyên khoa về da tại các bệnh viện. Phân phối sản phẩm đến các nhà thuốc tại bệnh viện với tiêu chí chỉ bán hàng theo đơn của bác sĩ nhằm đảm bảo đúng người đúng bệnh.
+ Phân phối sản phẩm mỹ phẩm ngay tại spa. Khách hàng đến mua hàng sẽ được tư vấn miễn phí nhằm giúp họ mua đúng sản phẩm. Đối với những khách hàng cần được điều trị sẽ chỉ được phép mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn tại spa.
+ Niêm yết danh sách các đại lý chính thức của sản phẩm Janssen nhằm giúp khách hàng tránh được việc mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.
+ Sử dụng kênh phân phối là các nhà thuốc: nhà thuốc được lựa chọn làm đại lý phải đáp ứng một số tiêu chuẩn của Spa. Hàng tháng, các trình dược viên tại spa sẽ đi chăm sóc các nhà thuốc nhận phân phối sản phẩm, đào tạo, hướng dẫn về đặc tính sản phẩm.
+ Sử dụng trang web, truyền hình để quảng bá sản phẩm và bán hàng qua mạng. Website là công cụ hiệu quả để khách hàng dễ tìm hiểu về sản phẩm, kết hợp giữa giới thiệu và tư vấn, giải đáp các thông tin cho khách hàng.
Module 13. Chiến lược xúc tiến
Nhật báo "Nikkei" (Nhật Bản) đánh giá thị trường các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, giàu tiềm năng với doanh số tiêu thụ các sản phẩm này trong năm 2009 ước tính đạt 120 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2004.
Theo báo trên, nguyên nhân khiến thị trường này tăng trưởng với tốc độ chóng mặt là do thu nhập của người dân ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực đông dân khác đang tăng cao. Các nhà phân tích cho rằng do nhóm người dưới 30 tuổi chiếm tới hơn 50% dân số Việt Nam, doanh số tiêu thụ các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe sẽ còn tiếp tục tăng mạnh