Câu châm ngôn ưa thích của người Ninh Hiệp

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp.doc (Trang 32 - 39)

23 Theo một cuộc điều tra của tác giả tại chợ Đồng Xuân vào tháng 3/2010

32

Nhập khẩu nguyên liệu

may mặc Nhập khẩu hàng may sẵn

Sản xuất quần áo, sản

phẩm may mặc Kênh phân phối bán buôn

Thị trường trong nước Bán lẻ Thị trường nước ngoài Thị trường Trung Quốc Thị trường Hàn Quốc, Đài Loan,

Nhật

Hình 11: MÔ HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG MAY MẶC TẠI NINH HIỆP

Đặc điểm của mô hình sản xuất kinh doanh vải ở Ninh Hiệp chỉ được thể hiện một phần tại sơ đồ trên. Tác giả xin lưu ý rằng, tại mỗi khâu sản xuất kinh doanh lại có hàng chục và hàng trăm hộ gia đình tham gia vào, và một hộ gia đình có thể đảm nhiệm đồng thời 1 đến vài khâu sản xuất kinh doanh. Quá trình phân phối lợi nhuận, thu nhập từ mô hình trên rất công bằng, phụ thuộc vào năng lực kinh doanh và khả năng huy động vốn của từng hộ gia đình. Các hộ gia đình kinh doanh hiệu quả thì khả năng huy động vốn càng tốt và dần dần sẽ mở rộng quy mô và thị trường tiến tới lập công ty hoặc xưởng sản xuất lớn.

Hình 12: SƠ ĐỒ PHÂN CÔNG SẢN XUẤT ÁO PHÔNG NỮ THEO MÔ HÌNH HỘ GIA ĐÌNH TẠI NINH HIỆP

Mô hình hợp tác giữa các hộ gia đình: Như đã giới thiệu ở phần 1.1.3, mô hình

sản xuất kinh doanh của làng Ninh Hiệp với đặc trưng là mô hình sản xuất hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình sẽ đảm nhiệm một khâu trong chuỗi sản xuất. Để minh họa, tác giả xin phân tích về quy trình sản xuất kinh doanh mặt hàng áo phông nữ tại Ninh Hiệp, xin tham khảo hình 12.

Điểm đặc biệt của mô hình sản xuất mặt hàng may mặc là quá trình phân công lao động giữa các gia đình được tổ chức dưới dạng mạng lưới. Các hộ gia đình có quan hệ đan xen mạng lưới và bình đẳng với nhau, giá cả lao động được quyết định theo cung cầu lao động trên thị trường; tất cả các hộ gia đình đều tham gia vào hoạt

34

Hình 12: MÔ HÌNH KINH DOANH HÀNG MAY MẶC THEO MẠNG LƯỚI TẠI NINH HIỆP

động sản xuất kinh doanh. Và hộ gia đình nào hoạt động hiệu quả thì sẽ mở rộng quy mô, tăng cường liên kết kinh doanh với được nhiều hộ gia đình khác, mô hình chung sẽ tạo ra một hiệu ứng ngoại diên cho cả làng nghề. Các hộ gia đình này nhanh chóng phát triển thành các hộ gia đình đầu tầu tại Ninh Hiệp mang lại sự hiệu suất về quy mô, góp một phần vào đẩy giá cả của hàng may mặc tại Ninh Hiệp thấp hơn so với thị trường.

Tính ưu việt của mô hình mạng lưới là, khi mà các hộ gia đình làm ăn nhỏ với các hộ gia đình làm ăn lớn có cơ hội tương đương nhau trong việc bán sức lao động của mình. Rào cản gia nhập ngành thấp, luồng lưu chuyển vốn linh hoạt tăng cường hiệu quả sản xuất của cả làng nghề. Nếu coi cả làng nghề là một doanh nghiệp với các hộ gia đình là các đơn vị sản xuất kinh doanh thì cơ cấu tổ chức hình mạng lưới giúp cho điều phối các nguồn lực kinh tế, lao động, thông tin được diễn ra hiệu quả tối ưu. Các hộ gia đình kinh doanh vốn lớn có vai trò trung tâm điều phối chứ không sức ép để tạo nên sự độc quyền. Các hộ gia đình vốn nhỏ, đặc biệt là các hộ gia đình trẻ, ít vốn nhưng sức lao động tốt thì có cơ hội cạnh tranh và bán sản phẩm của mình công bằng với các hộ khác.

1.2.2 Mô hình ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc Đông Y.

Còn đối với nghề thuốc, chủ yếu tập trung ở hai xóm 7 và 8 với khoảng vài trăm hộ. Vào buổi sáng, chợ xóm 8 trở thành nơi các loại thuốc đã qua sơ chế tập trung về đây buôn bán, trao đổi. Do điều kiện đất canh tác bị thu hẹp, dân số tăng quá nhanh người Ninh Hiệp không có điều kiện trồng nhiều cây thuốc nữa mà chủ yếu phải thu mua từ khắp các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên... thuốc nam từ vùng chùa Hương, chùa Thầy. Nhưng chủ yếu là nhập về từ Trung Quốc. Các loại nguyên liệu được tập trung về Ninh Hiệp chế biến, gia công, sấy khô sau đó được đóng gói phân bổ đi các nơi. Các hộ chế biến dược liệu ở Ninh Hiệp có tay nghề giỏi, nắm được nhiều bí quyết trong nghề đối với một số mặt hàng thuốc mà chưa nơi nào học được. Do đó mặt hàng thuốc xuất đi các nơi rất có uy tín, được coi là một trong những điểm trung chuyển thuốc đông y lớn vào hàng nhất nhì ở miền bắc. Các mặt hàng sen khô, long nhãn, tinh dầu, chè Thanh nhiệt... cũng đều được tiêu thụ rộng khẵp trên thị trường cả nước và xuất khẩu (Trung Quốc, Campuchia...). Từ năm 1998 đến nay chỉ riêng mặt hàng sen khô mỗi năm Ninh

Hiệp xuất khoảng 10.000 tấn sen khô đã qua chế biến sang Trung Quốc đổi lấy thuốc bắc về Việt Nam.

Đối với ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc, chúng ta tiếp cận phân tích mô hình qua phân tích cách làng Ninh Hiệp sử dụng các yếu tố như vốn, kĩ thuật, nhân lực, thông tin,… của mình như thế nào. Dưới đây tác giả sẽ đi vào phân tích từng yếu tố.

Vốn: Ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc Đông Y tại Ninh Hiệp đang có xu hướng chững lại. Nguyên nhân của việc ngành nghề truyền thống một thời rất phát triển này chững lại là do cách sử dụng vốn của nó kém hiệu quả. Cụ thể là trong tập quán kinh doanh thuốc Đông Y, bên bán hàng phải cho bên mua hàng nợ tiền hàng 6 tháng mà không tính lãi. Trong thời kì tinh tế thị trường, việc quay vòng vốn nhanh là vô cùng quan trọng. Nếu không tính lãi suất cho vay, cộng với lạm phát thì kết quả kinh doanh có thể chuyển từ lãi sang lỗ, hoặc từ lãi nhiều thành lãi ít do đó mà kinh doanh kém hiệu quả.

Nhân lực: Mô hình sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc Đông Y cũng được tổ chức theo mô hình mạng lưới giống như mô hình sản xuất của ngành may mặc. Tuy nhiên, do chỉ có xóm 8 (1/9 xóm của xã) chuyên về kinh doanh thuốc nên mạng lưới không được liên kết dày đặc và hỗ trợ nhau tốt như bên ngành may mặc. Nguồn nhân lực lành nghề của ngành thuốc đang mất dần đi do tuổi tác, thì lớp trẻ lại có xu hướng chuyển sang kinh doanh ngành may mặc. Một số các hộ gia đình kinh doanh thuốc Bắc tại xóm 8 đang thử nghiệm bước sang kinh doanh hàng may mặc, vốn là thế mạnh của Ninh Hiệp nhưng lại không phải là thế mạnh của người dân xóm 8. Một số ít đã gặp những thành công bước đầu trong lĩnh vực may mặc và quyết định từ bỏ hoàn toàn kinh doanh thuốc. Các hộ còn lại vẫn duy trì kinh doanh thuốc nhưng với hiệu quả kinh doanh không cao, thu nhập các hộ gia đình kinh doanh thuốc không thể so sánh được với kinh doanh hàng may mặc.

Kĩ thuật: Kĩ thuật chế biến, sao thuốc tại Ninh Hiệp chủ yếu là thủ công, tồn tại và lưu truyền từ rất lâu mà có ít thay đổi. Từ rất lâu rồi, kĩ thuật chế biến thuốc Đông Y tại Ninh Hiệp được ca tụng là làm khéo, nhanh và đảm bảo. Cho đến những năm 2008, báo chí đưa tin về những ca ngộ độc thuốc Bắc và đồn thổi là nguồn gốc từ Ninh Hiệp. Hiện nay, vẫn chưa có những kết luận rõ ràng về kĩ thuật sấy thuốc bằng diêm sinh gây ra ngộ độc thuốc. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rằng kĩ thuật sơ chế thuốc của người Ninh Hiệp vẫn chỉ dừng lại ở kĩ thuật thủ công, theo kinh nghiệm dân gian, truyền thống để lại. Người dân chưa có những dây chuyền chế biến bằng máy nên năng suất lao động không được cao, hiệu quả. Theo nhận định của tác giả thì đây cũng chính là một trong những nguyên nhân của việc làng nghề thuốc tại Ninh Hiệp bắt đầu lụi đi những năm gần đây.

1.2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ trong thời gian gần đây.

Năm 2009, 2010 là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ tại Ninh Hiệp. Có lẽ là do sự phát triển mạnh của ngành may mặc, kinh tế thị trường tạo nên thu nhập cao hơn cho người dân, làm cho ngành dịch vụ có lượng cầu lớn hơn. Nếu như trước đây, vào năm 2007 tại Ninh Hiệp có 4-5 cửa hiệu cung cấp dịch vụ di động gồm có laptop và điện thoại di động thì đến tháng 4/2010, theo một cuộc khảo sát sơ bộ của tác giả thì có tới 7 cửa hiệu cung cấp các thiết bị máy

tính và laptop, 12 cửa hiệu cung cấp dịch vụ liên quan tới điện thoại di động. Tương tự với dịch vụ liên quan tới xe máy. Những năm 2007 trở về trước tại Ninh Hiệp chỉ có một vài cửa hiệu cung cấp dịch vụ sửa xe máy thì cho đến tháng 4/2010 thì có 2 cửa hiệu bán xe máy cũ, 3 cửa hiệu cung cấp dịch vụ rửa xe máy, 5 cửa hiệu sửa chữa, bảo hành xe, 6 nơi cung cấp xăng bằng bình xăng mini. Trong nhóm ngành dịch vụ thì ngành ăn uống có thể nói là phát triển mạnh mẽ nhất. Trước năm 2007, ăn uống vẫn là nhóm ngành dịch vụ chính tại Ninh Hiệp với nhu cầu đồ ăn sẵn phục vụ người dân sau khi cả một ngày làm việc mệt nhọc tại chợ nên không có thời gian cho nấu nướng. Do số hộ gia đình tham gia vào dịch vụ ăn uống là quá lớn nên tác giả chưa có điều kiện thống kê một cách chính xác, nhưng có thể tính toán dựa vào việc bùng nổ số lượng cửa hàng cà phê, cửa hàng ăn vặt và cửa hàng bán đồ ăn sẵn làm minh họa. Năm 2007, tại Ninh Hiệp có 10 quán nước, karaoke; 20 quán bán đồ ăn sẵn; và 5 cửa hàng ăn vặt thì đến năm 2010 các con số tương ứng là 27 quán nước; 51 quán đồ ăn sẵn; 12 cửa hàng ăn vặt.24

Vậy, theo thống kê chung của tác giả, thì năm 2010 ngành dịch vụ tại Ninh Hiệp tăng trưởng 188% so với năm 2007. Điều này khá hợp lý làm giảm bớt sự phát triển thiếu cân xứng giữa cơ cấu cách ngành tại Ninh Hiệp. Tiềm năng của ngành dịch vụ tại Ninh Hiệp là rất lớn, đặc biệt là tiềm năng du lịch, tuy nhiên chưa được khai thác sử dụng hợp lý.

Năm Nhóm dịch vụ

Năm 2007 (cửa hiệu) Năm 2010 (cửa hiệu) Tăng trưởng (%)

Dịch vụ liên quan tới viễn thông 5 19 280

Dịch vụ liên quan tới xe máy 7 16 129

Dịch vụ quán nước, cà phê, karaoke 10 27 170

Dịch vụ ăn vặt 20 71 255

Dịch vụ bán đồ ăn sẵn 5 12 140

Dịch vụ làm đẹp (mĩ phẩm, cắt tóc, gội đầu, …)

12 25 108

Tổng hợp 59 170 188

Bảng biểu 1: THỐNG KÊ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ TẠI NINH HIỆP

24Các con số năm 2007 là do tham khảo nhiều người rồi ước lượng, còn các con số 2010 là do tác giả tự thống kê

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp.doc (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w