Chuyện cũ làng Nành

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp.doc (Trang 44 - 56)

Cùng với sự phát triển ồ ạt của kinh tế, giới trẻ Ninh Hiệp cũng đứng trước nhiều cám dỗ vật chất như thuốc lắc, ma túy,… Năm 2005, 4 thanh niên Ninh Hiệp đã được phơi mặt lên báo vì tham gia vào động lắc, hết tiền rồi làm bảo vệ cho động lắc luôn. Một số thanh niên hư, con nhà giàu có ở thành phố đi lắc không còn là chuyện lạ. Nhưng đám thanh niên mới lớn ở một số xã ngoại thành Hà Nội bị bắt trong động lắc Hương Xuân lại là chuyện động trời ở vùng quê. Điểm lại thì thấy hầu hết chúng là con nhà buôn bán khá giả, gia đình trang bị cho xe máy xịn để đêm tối lượn lờ ngoài đường. Hai đối tượng bị bắt ngày 10/4, đều bỏ học giữa chừng, đều là con một trong gia đình giàu có và thích sống buông thả. Đặc biệt những gia đình này biết tật xấu của con nhưng lại không quản lý được, vẫn cho tiền, sắm đồ xịn cho con đi chơi. Hậu quả của sự nuông chiều thái quá đó dẫn đến con họ lầm đường lạc lối. Gia đình nào cũng cho rằng bị bất ngờ, họ quản lý chặt đầu mà lại buông lỏng đuôi. Nếu như con họ đi chơi đến 10h đêm không về thì phải kiểm tra, đằng này sự tự do đi về lại là nguyên nhân đẩy con họ đến với lắc.

Nguy hiểm hơn, mô hình làng nghề chưa có sự kiếm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương nên một số xưởng thủ công tại Ninh Hiệp hàng ngày thải khói cũng như nước bẩn ra môi trường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh thái làng nghề, gây ra các bệnh ung thư, bệnh ngoài da cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế làng nghề. Trước tình trạng môi trường khu vực lân cận bị ô nhiễm nghiêm trọng do các cơ sở nhuộm vải đổ trực tiếp ra các kênh mương, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội đã có công văn yêu cầu một số cơ sở sản xuất phải thay đổi công nghệ, thực hiện nghiêm quy trình xử lý nước thải nhưng hiện tình hình vẫn chưa được cải thiện32

Muốn các làng nghề ngày càng phát triển bền vững, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân, khơi dậy sự sáng tạo của các nghệ nhân, giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc, bên cạnh việc chú trọng đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất các làng nghề thì công tác bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm đúng mức. Để làm được điều đó, Nhà nước cần nhanh chóng quy hoạch tổng thể và có chính sách phát triển phù hợp các làng nghề truyền thống…

Sự quá chú trọng tới phát triển kinh tế mà không quan tâm tới chất lượng sản phẩm còn mang lại cho Ninh Hiệp những ca ngộ độc thuốc vào những năm 2007. Hiện nay, toàn xã Ninh Hiệp có khoảng hơn 200 hộ làm nghề sao chế, kinh doanh

dược liệu, tập trung chủ yếu ở xóm 8. Trong số đó, chỉ có khoảng 40 hộ tham gia Chi hội Làng nghề thuốc nam, thuốc bắc của xã; 2 hộ mở công ty; và cũng chỉ có 30 hộ mở cơ sở, cửa hàng có sổ sách kế toán để nộp thuế. Xã cũng mới chỉ quản lý dưới góc độ thu thuế, còn về việc quản lý chứng chỉ hành nghề thì đang gặp khó khăn, thực tế là chính quyền địa phương không nắm rõ. Xã cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng ở huyện mở lớp để cấp chứng chỉ hành nghề cho người dân, nhưng đang gặp khó khăn là người dân cho rằng không cần phải học. Nhiều người nói rõ là tuổi cao, sức yếu, không học được.

Về trường hợp các cửa hàng bán sản phẩm đông dược không rõ xuất xứ, không niêm yết giá thì có thể các nhà thuốc ở Ninh Hiệp hoạt động nhỏ lẻ, mua hàng qua công ty khác nhưng không lấy hoá đơn. Cũng có thể đó là hàng đi theo con đường tiểu ngạch, hoặc chủ cơ sở cố tình gian dối để bán đắt. Nghề truyền thống thường được truyền tay, truyền miệng, đấy là chỗ để thông cảm. Nhưng tôi vẫn phải nói rằng, hàng hoá phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, người tiêu dùng phải biết để lựa chọn và yêu sách. Đôi khi chính người bán hàng cũng bị nhầm, chính họ cũng không biết rõ thật giả33.

2.2.2 Chưa phát huy được hết tiềm năng về du lịch và dịch vụ

Tiềm năng phát triển du lịch tại Ninh Hiệp: Cách Hà Nội 25km, Ninh Hiệp nổi tiếng với chợ vải rẻ và lớn, có thương hiệu như một điểm đến của du khách thích mua sắm. Mặc dù nguồn thu nhập chủ yếu của người Ninh Hiệp đến từ khách mua buôn, tức là các khách hàng mua với số lượng lớn nhưng họ vẫn phát triển kinh doanh bán lẻ với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài.”. Khách thăm quan chợ vải với mong muốn có thể chọn được vải đẹp, độc, rẻ hoặc đơn thuần là đến thăm một chợ vải lớn, ăn món chim quay, sung muối tại chợ. Để nghiên cứu lý do khách thăm quan tới Ninh Hiệp, tác giả làm một cuộc điều tra nhỏ với 200 phiếu điều tra gởi cho các khách tham quan tại chợ vào ngày Chủ Nhật 09/05/2010. Kết quả như sau:

72% khách hàng là khách mua lẻ, 28% là khách mua buôn.

100% khách đến để mua vải, quần áo; 0% là đến ngoài mục đích mua sắm. 78% là khách đã đến nhiều lần; 22% khách là đến lần đầu.

Trong 200 lượt phiếu điều tra chỉ có 6 khách hàng đến chợ vải nhằm mục đích du lịch sinh thái nhưng mục đích mua sắm vẫn là chính. Điều đó chứng tỏ du lịch

33 http://vovnews.vn/Home/Lang-thuoc-bac-Ninh-Hiep-va-nhung-ca-ngo-doc-thuoc/20084/83411.vov

Ninh Hiệp không tách rời khỏi cái chợ vải. Trong khi đó, theo tiến sĩ Lê Văn Lan thì làng Ninh Hiệp nằm giữa một quần thể di tích lịch sử, văn hóa đình-chùa-đền-miếu với kiến trúc lịch sử vài trăm năm tuổi34. Những căn nhà cổ nằm lọt giữa những tòa nhà xây mới, những nhà thờ họ uy nghiêm quanh năm hương khói… Ninh Hiệp xứng đáng là một điểm du lịch có chất lượng văn hóa cao của Hà Nội mà lại thuận lợi đường đi lại. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có một vài tua di lịch hiếm hoi tới Ninh Hiệp35 trong vòng 1 ngày qua Bát Tràng, Cổ Loa.

Tiềm năng chưa được khai thác tốt: Rõ ràng là tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái tại Ninh Hiệp là rất lớn, nhưng tiềm năng này chưa được khai thác hết, hoặc là chưa có cơ hội phát triển. Trong các yếu tố vốn, kĩ thuật, thông tin và nhân lực để phân tích mô hình kinh doanh thì yếu tố nhân lực, tức là con người là yếu tố duy nhất khiến cho du lịch sinh thái, du lịch văn hóa không phát triển được ở đây, trong khi du lịch thương mại thì rất phát triển. Để ngành du lịch phát triển tốt hơn tại Ninh Hiệp thì các dịch vụ đi kèm cần được phát triển tương xứng, thêm vào đó cần có đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu lịch sử, di tích làng để dẫn khách. Về cơ sở hạ tầng du lịch thì không phải là thiếu. Làng Ninh Hiệp có hai khu du lịch sinh thái đầu tư khá quy mô với vốn điều lệ vào khoảng 200 tỷ là khu du lịch sinh thái Cánh Buồm Xanh và khu du lịch sinh thái Minh Thu. Tuy nhiên, cả 2 khu du lịch sinh thái này đều chưa có được lượng khách hàng đúng tầm lượng vốn đầu tư xây dựng chúng. Vậy vấn đề vấp phải của ngành du lịch văn hóa, du lịch sinh thái tại Ninh Hiệp là nguồn nhân lực có vai trò là đội ngũ hướng dẫn viên, thiết kế các tour du lịch tại địa phương. Những hướng dẫn viên du lịch là những người có khả năng am hiểu lịch sử địa phương, năng động và nhanh nhẹn; tuy nhiên, một người như thế sẽ đầu tư sức lao động của mình vào công việc kinh doanh hàng may mặc, vốn được thu nhập cao hơn và tự chủ hơn.

Chương III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ CẢI THIỆN MÔ HÌNH SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP

1. Kinh nghiệm từ một số mô hình làng nghề Việt Nam và trên thế giới 1.1 Kinh nghiệm từ các làng nghề Việt Nam

34 http://www.ninhhiep.com/index.php?option=com_content&view=article&id=102:lch-s-ca-mt-ngoi-lang-giau-truyn-thng&catid=59:cricket&Itemid=183 thng&catid=59:cricket&Itemid=183

35 http://ninhhiep.com/index.php?option=com_content&view=article&id=54:tour-qha-ni-bat-trang-c-loa-ch-vi-ninh-hipq&catid=38:travel-tips&Itemid=155 hipq&catid=38:travel-tips&Itemid=155

Làng nghề mây tre đan Xuân Lai: Thôn Xuân Lai (xã Xuân Lai, Gia Bình) vẫn giữ gìn và phát huy nghề truyền thống lấy nguyên liệu từ cây tre, trước vốn rất đỗi gần gũi, thân quen với người dõn Việt Nam để tạo ra những sản phẩm gia dụng, tiện ích. Làng quê Xuân Lai giờ thay đổi nhiều, ngay ngày nông nhàn, cả làng tấp lập, ngổn ngang với tre, trúc và các sản phẩm đã hoàn thiện… Toàn thôn có 826 hộ dân thì hơn 70% số hộ tham gia làm nghề tre trúc, trong làng giờ có khoảng 10 cơ sở sản xuất lớn. Nghề truyền thống đã giải quyết cho hàng trăm lao động dư thừa trong thôn và các địa phương khác, đồng thời đem lại thu nhập cao cho nhiều gia đình. Những xưởng sản xuất lớn mỗi năm cũng thu lãi hàng chục triệu đồng, các hộ làm gia công, lao động làm thuê cũng được vài ba triệu đồng/tháng. Thôn không còn cảnh nghèo khó như xưa, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,62%, số hộ có kinh tế khá, giàu trên 40%. Nhà cao tầng mọc lên san sát khắp các ngõ xóm. Thôn có đường bê tông và nhiều công trình phúc lợi xã hội phục vụ sinh hoạt và tín ngưỡng của nhân dân…

Nghề tre trúc hun khói đã có ở Xuân Lai từ mấy trăm năm nay. Lịch sử trải bao thăng trầm, nhưng ở thời kỳ nào làng cũng có những sản phẩm tương thích, nhờ vậy nghề của cha ông vẫn gìn giữ được đến hôm nay. Khoảng từ năm 2000 trở lại đây, những người trong thôn tích cực cách tân, toả đi “tứ xứ” thu mua nguyên liệu và tìm đầu ra cho sản phẩm nên làng nghề ngày càng mở rộng cả về qui mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ.

Nghề tre trúc ở Xuân Lai có từ nhiều đời và là làng nghề tre hun khói duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cách thức chế tác cũng thật độc đáo. Để có được những sản phẩm tre trúc hun khói đẹp rất kỳ công. Đầu tiên phải tìm mua nguyên liệu từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi mang về, ngâm kỹ dưới nước để bảo đảm độ bền, chống mọt và tăng dẻo dai. Trước khi vớt lên, tre được nắn thẳng, bào, đẽo hết mấu đốt và xếp ngay ngắn vào lò. Dùng rơm trộn đất sét để hun tre, trúc. Lò được chát kín, chỉ có khói chứ không có lửa. Tuỳ vào sản phẩm mà thời gian hun ngắn hay dài tạo các mầu nâu sẫm hoặc đen bóng. Sau đó mới chuyển sang chế tác sản phẩm… Xưa làng nổi tiếng với mặt hàng như chõng tre, lao màn, giường, dát giường, trường kỷ. Hiện nay, các cơ sở sản xuất đã kế thừa đồng thời nghiên cứu, sáng tạo nhiều sản phẩm mới như bàn, ghế kiểu dáng hiện đại; lọ hoa, móc vải, khắc, cạo tranh dân gian, tranh nghệ thuật… Sản phẩm của làng đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong

toàn quốc và được xuất sang nhiều nước như Thái Lan, Đài Loan, Nhật, Nga, Đức

Một xưởng sản xuất có chủ tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngoại ngữ chuyên ngành Tiếng Anh nhưng lại mở xưởng sản xuất. Năm 2006, anh đầu tư gần 100 triệu đồng thuê nhân công, mua sắm trang thiết bị để mở xưởng. Sau những khó khăn ban đầu giờ xưởng đã ổn định và cho thu nhập cao. Khách hàng nhiều nơi về đây để đặt hàng. Mỗi năm, gia đình cũng thu về gần 100 triệu đồng, 15 lao động làm thuê anh trả mức lương từ 1,5-1,8 triệu đồng/người/tháng.

Từ những nguyên liệu rất đỗi thân quen, gần gũi với người dân Việt Nam “thân gầy guộc, lá mong manh” ấy, dưới bàn tay tài, khéo của những người thợ Xuân Lai đã thành những sản phẩm sinh động, tiện ích, đầy ắp tính nghệ thuật góp phần làm đẹp cho đời và đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bao người nơi đây. Nghề truyền thống cha ông đã được kế thừa và phát triển, nhưng trong mỗi người dân Xuân Lai đều mong muốn nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp trong việc qui hoạch khu sản xuất làng nghề riêng biệt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tơ tằm Vọng Nguyệt: Nghề tơ tằm Vọng Nguyệt đã có khoảng 1000 năm nay. Mảnh đất này xưa, tương truyền rằng được triều đình giao cho nhiệm vụ ươm tơ để dệt vải cho nhà vua và hậu cung. Khi ấy các dòng họ lớn: Nguyễn Hữu, Chu, Ngô Quý, Ngô Xuân... đã cùng nhau sống chan hoà, trai thì cầy cuốc làm ruộng, gái đảm đang trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt vải.

Đã có một thời gian dài, tơ tằm Vọng Nguyệt bị mai một, quên lãng bởi chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trăn trở và tiếc nuối nghề độc đáo, các bô lão trong làng như cụ Ngô Văn Thị, Chu Văn Biền đã khởi xướng vực dạy làm sống lại làng nghề vào những năm 80 của thế kỷ trước. Những ngày đầu vận động các hộ tham gia phát triển nghề tơ rất khó khăn, vất vả. Sau một thời gian làm ăn thuận lợi, nhiều hộ gia đình đã học hỏi làm theo. Nhờ vậy, cả làng đã rộ lên phong trào trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ kéo kén. Vào thời điểm đó, nhà nhà, người người tập trung sản xuất tơ nô nức, nhịp nhàng: thiếu nữ, cụ già miệt mài quay tơ bên bếp lửa hồng, còn những chàng trai khoẻ mạnh thì toả đi khắp nơi như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình... mua tơ, mua kén. Lòng người phấn khởi, niềm vui chan hoà theo tiếng quay tơ kẽo kẹt. Cái âm thanh mộc mạc và quen thuộc của làng quê bình yên, thuần chất hồn Việt còn vẳng đến ngày nay.

Đầu xuân là thời điểm các hộ gia đình đang sửa soạn đồ nghề máy quay, bếp lò, than đốt, để chuẩn bị bắt tay vào một mùa kéo tơ mới. Toàn thôn trồng 10 ha dâu ở đất bãi ngoài sông để nuôi tằm. Người Vọng Nguyệt xưa nay, vốn nổi tiếng có tài nuôi tằm, nhả nhiều tơ kén. Để duy trì và phát triển nghề tơ tằm, một số người dân năng động như ông Ngô Văn Hành, bà Ngô Thị Năm... vẫn thường xuyên tích cực xây dựng Hội Dâu tằm tơ với mục đích chính là trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật chăm sóc phát triển dâu tằm, kỹ thuật se tơ, kết kén, bàn và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tơ tằm cũng có nhiều bước thăng trầm, ngày trước thị trường chủ yếu là Trung Quốc, nên người dân phải chịu ảnh hưởng, thua thiệt trong quá trình tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, khoảng 80% hộ phải bước theo cánh cửa trung gian, đầu cơ chuộc lợi. Bây giờ, họ sản xuất ra chủ yếu cung ứng cho các đầu mối ở Nội Duệ(Tiên Du) rồi xuất khẩu sang Lào và Thái Lan.

Ở Vọng Nguyệt, quy mô phát triển nghề tơ lớn nhất là gia đình ông Ngô Văn Hành. Với 2 dàn máy quay tơ công nghiệp mỗi ngày sản xuất khoảng 300 kg tơ, kén các loại, tạo việc làm thường xuyên cho 7-10 lao động. Trò chuyện với họ, chúng tôi cảm nhận được ở họ tình yêu nghề gắn bó, sự quý trọng nâng niu sợi tơ mềm mại. Công việc tuy vất vả, nhưng bất kể ngày nắng hay mưa vòng quay vẫn cứ đều đều ấm nóng bên bếp lò để gìn giữ những vẻ đẹp văn hoá truyền thống quê hương. Đến nay, nghề truyền thống của địa phương đã thu hút hơn 100 hộ gia đình(cả thôn có 850 hộ) đạt sản lượng 150 tấn (năm 2010) đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Dọc theo triền đê, dòng sông Cầu hiền hoà vẫn ngày đêm sóng vỗ, như mạch

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp.doc (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w