làm thuê có địa vị ngang hàng, là hợp tác lao động chứ không mang phong cách quan hệ chủ tớ theo kiểu phong kiến cổ. Để mô tả tính dân chủ của người Ninh Hiệp đã tác động như thế nào tới việc giải phóng sức lao động của người dân nơi đây thì chúng ta có thể tham khảo một đoạn trong bài phóng sự “Những bà chủ của con đường tơ lụa” của báo Tuổi Trẻ Online:
“Nếu như người phụ nữ Ninh Hiệp đảm đang, thức khuya dậy sớm, tảo tần buôn bán thì người đàn ông trong gia đình lại là người sắp đặt kế hoạch làm ăn, tính toán vốn liếng, quyết đoán trong từng thương vụ. Anh Vũ, chồng chị Thanh, cười vui nói thêm: “Mẹ cu nhà tớ cứ đi mây về gió như thế mà chưa chắc vất vả bằng tớ, hằng ngày tớ phải đánh xe đi các nơi thu tiền, rồi thì đón con, nấu cơm cho bọn chúng, khổ còn hơn các bà”. Tuy vậy, anh Vũ cũng thừa nhận con gái, phụ nữ làng này rất đảm đang, và “hình như cái chất đảm đang của con gái, phụ nữ nơi đây có... gen di truyền”.
Con gái Ninh Hiệp mới 13 tuổi đã biết ra chợ trông hàng, bán hàng giúp mẹ. Ở Ninh Hiệp, nhà ai sinh được con gái thì được coi là có phúc lớn. Trước khi trưởng thành, các cô đã được các bà, các chị dạy dỗ mánh lới buôn bán, cách giao tiếp với người khác giới. Anh Vũ thừa nhận con gái Ninh Hiệp có duyên nhưng không lẳng lơ, rất đắt chồng và ít khi lấy chồng nơi khác. Con gái Ninh Hiệp mới lớn 18 tuổi đã đủ tài làm chủ một sạp vải ở chợ trị giá hàng trăm triệu đồng thì chuyện đắt chồng không phải là chuyện lạ.”
Phân công lao động trong gia đình tại Ninh Hiệp rất khác với kiểu gia đình truyền thống với người đàn ông là trụ cột kinh tế. Người đàn ông Ninh Hiệp tham gia nhiều vào công việc gia đình, gánh vác giúp vợ việc chăm sóc con để người phụ nữ có thời gian, sức lực đi buôn, đi bán. Họ sẵn sàng làm những việc mà theo tư tưởng lễ giáo phong kiến đạo Khổng thì là của đàn bà. Rõ ràng, đằng sau sự thành công trong thương trường của người phụ nữ, có sự hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như sự san sẻ trách nhiệm với gia đình của những người đàn ông. Nếu không có một tinh thần dân chủ thì đàn ông Ninh Hiệp không thể làm được điều này. Không chỉ đối với phụ nữ, ngay cả với trẻ con, người Ninh Hiệp cũng sẵn sàng công khai tài chính với các con mình; hướng dẫn bọn trẻ tham gia vào việc kinh doanh, việc gia đình và đề cao tinh thần tự giác. Rất thường thấy tại các gia đình truyền thống ở Ninh Hiệp, bố mẹ bảo các con chìa khóa và mật mã két sắt nhưng lại nhắc nhở rằng
muốn lấy tiền phải xin phép trước27 và kết quả là rất hiếm có những sự mất mát về tài sản của gia đình.
Ngoài tính dân chủ, sự cần kiệm để đầu tư là một đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Ninh Hiệp. Đến mức có một phóng sự trên trang báo mạng vietbao.vn với
chủ đề “Ngôi làng kiếm tiền quên tiêu28” viết một cách rất hài hước như sau: “Người dân ở đây giàu lắm nhưng có rất nhiều chị chưa bao giờ ra đến biển cả. Chưa bao giờ họ có một khoảng thời gian rỗi để đi nghỉ mát cùng gia đình. Những ngày bình thường, đố ai bắt được chị nào nghỉ chợ. Họ tiếc buổi bán hàng, tiếc một vài triệu tiền lãi. Các chị quan niệm, bây giờ còn trẻ thì kiếm tiền đi, bao giờ già thì nghỉ rồi đi chơi cũng chưa muộn. Cứ như thế, vòng xoáy của những đồng tiền cứ cuốn các chị đi, cuốn từ mẹ sang con, từ bà sang cháu. Thế là có người bây giờ gần 60 tuổi nhưng chưa một lần biết biển cả, núi cao và những danh lam thắng cảnh của đất nước.“
Câu hỏi đặt ra là tại sao người Ninh Hiệp lại cần kiệm như vậy? Tác giả sau khi đọc cuốn Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell29 đã tìm ra được câu trả
27 Gia đình của tác giả là một điển hình
28 http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Ngoi-lang-kiem-tien-quen-tieu/50734359/407/
lời. Theo như phân tích của Malcolm Gladwell về những người Do Thái nhập cư vào Mỹ những năm 1880, những thế hệ Do Thái đầu tiên tham gia vào công việc may mặc và bán tạp hóa. Malcolm Gladwell cho rằng ngành may mặc là một công việc có ý nghĩa, vì nó hội đủ 3 yếu tố sau: sự độc lập, độ phức tạp và mối liên hệ giữa nỗ lực và tưởng thưởng30. Và những gia đình tham gia vào một công việc có ý nghĩa sẽ để lại một di sản quý báu cho con cháu đó là sự cần cù, tinh thần tiết kiệm cho tái đầu tư và bản năng kinh doanh. Những mô tả của Malcolm Gladwell về cách người Do Thái nhập cư vào Mỹ những năm 1880 tham gia vào ngành may mặc hoàn toàn trùng khớp với cách “buôn thúng bán mẹt”, và ngồi máy khâu của của người Ninh Hiệp những năm 1986. Chính di sản văn hóa gồm tính cần kiệm, bản năng kinh doanh đã khiến cho thế hệ người Do Thái thứ 2 chiếm lĩnh thị trường thời trang NewYork và thế hệ Do Thái thứ 3 tham gia vào nghề luật sư, bác sỹ tại Mỹ. Từ sự liên tưởng này, tác giả thiết nghĩ người Ninh Hiệp thế hệ 7x sẽ là thế hệ kinh doanh hàng may mặc với những xưởng may lớn; còn thế hệ 8x, 9x sẽ tham gia vào các ngành như tài chính, ngoại thương, kĩ sư, bác sỹ,… hoặc các thương nhân xuất sắc.
Các yếu tố lịch sử và địa lý: Từ giai đoạn đầu phát triển ngành may dệt may và buôn bán vải thế kỉ thứ XI tại Ninh Hiệp đã xuất hiện chợ. Chợ Ninh Hiệp lúc này được mô tả là một nơi thuận tiện cho giao thông giữa các làng xung quanh tới Ninh Hiệp31. Vậy, tiềm năng phát triển thương mại tại Ninh Hiệp đã có mầm mống từ phong kiến, và bắt đầu bằng vị trí địa lý thuận tiện. Cho đến ngày nay, Ninh Hiệp vẫn được coi là mảnh đất Nành, theo yếu tố tâm linh và phong thủy thì làng có thế đất tốt. Còn theo phân tích khoa học thì Ninh Hiệp nằm giữa tam giác phát triển kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Xét về mặt lịch sử, ngành thương nghiệp tại Ninh Hiệp có nguồn gốc từ thế kỉ XI để lại cho cho người Ninh Hiệp những giá trị phi vật thể, những quan điểm và lối sống mang nhịp sống công nghiệp; khác tới tách suy nghĩ tiểu nông ở các vùng nông thôn khác.
2.2. Những vấn đề còn tồn tại của mô hình làng nghề Ninh Hiệp 2.2.1 Những tác động xấu tới môi trường và xã hội
Làng nghề Ninh Hiệp cũng giống như rất nhiều làng nghề Việt Nam khác, vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại mà chưa được giải quyết. Hai vấn đề mang tính thời sự nhất có lẽ là vấn đề ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội.
30Để biết rõ hơn, xin mời tìm đọc “Những kẻ xuất chúng” hoặc liên hệ với tác giả để nhận được bản ebook của cuốn sách.