3.1. Các phát hiện qua nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn
Trong thời gian thực tập tìm hiểu quá trình kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, bằng các cách thu thập thông tin và phân tích dữ liệu thu thập được. Đồng thời các kết quả điều tra, phỏng vấn được đem ra so sánh, từ đó em nhận thấy hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty có những điểm mạnh cần được phát huy và cũng còn khá nhiều hạn chế cần phải có những phương hướng để hoàn thiện.
Năm 2010 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp về tài chính – giá cả; đầu năm một số mặt hàng thiết yếu và nguyên nhiên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất, cước phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng tăng cao, thêm vào đó tình hình lạm phát kéo dài và điện lưới cung cấp cho sản xuất kinh doanh bị thiếu, bị cắt nhiều ngày trong quý II và III/2010. Thêm nữa, đến giữa năm một số nền kinh tế lớn trên thế giới rơi vào suy thoái khủng hoảng, sức mua trên thị trường giảm theo đã gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty gặp khá nhiều thách thức, tỷ giá ngoại tệ giữa đồng Việt Nam và USD trong nhiều tháng không có lợi cho nhập khẩu các sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng sản phẩm,… của các Công ty xuất nhập khẩu khác, đặc biệt là GC.
Tình hình biến động tỷ giá USD/VND biến thiên khó lường càng gây ra cho Công ty những khó khăn nhất định. Song với tinh thần vượt khó, lãnh đạo Công ty đã kịp thời đề ra nhiều giải pháp thích hợp và đã động viên toàn thể cán bộ công nhân viên cùng chia sẻ khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm, phát huy tối đa các nguồn lực để thực hiện hoàn thành có hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà đại hội đồng cổ đông Công ty đã đề ra.
* Những thành công của Công ty trước sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu:
Nhìn chung, hầu hết các hợp đồng nhập khẩu của Công ty ký kết với các đối tác trong nước và nước ngoài đều được thực hiện. Các chỉ tiêu tài chính đặt ra đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng, quy mô nhập khẩu lớn hơn.
Công ty có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng, là bạn hàng của cả trong và ngoài nước. Vì vậy nguồn cung ứng cho hoạt động kinh doanh của Công ty được thực hiện liên tục, tình trạng khan hiếm hầu như không có.
Do tác động của tỷ giá cho nên chi phí kinh doanh của Công ty tăng cao, do đó Công ty đã lấy chất lượng sản phẩm để bù đắp cho chi phí. Bên cạnh việc tìm các nguồn hàng có chất lượng cao, phù hợp với những tiêu chuẩn yêu cầu đó, Công ty đã đầu tư cho nhân viên đi công tác nước ngoài để tìm những nguồn hàng có giá tốt. Tăng cường khả năng cạnh tranh về giá, tìm các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phù hợp.
* Những hạn chế:
Bên cạnh những thành công đã đạt được là những tồn tại mà Công ty cần phải điều chỉnh trong thời gian tới.
Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, thu thập và xử lí thông tin còn kém và thụ động. Do năng lực của đội ngũ nhân viên chuyên thu thập và xử lí thông tin thị trường còn hạn chế. Vì vậy việc nắm bắt nhu cầu thị trường và phòng tránh những rủi ro của Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc phản ứng trước những thay đổi về chính sách tiền tệ của Nhà nước của Công ty vẫn còn khá chậm, chưa đáp ứng được với quy mô của Công ty.
Do trước kia là Công ty nhà nước nên công tác quản lí còn mang tính bao cấp cho nên giảm sự phát huy sáng tạo của các nhân viên.
Công ty chưa có cách xác định quy mô lô hàng sao cho có hiệu quả tránh được sự lãng phí khi thiếu hàng bán hoặc nhập quá nhiều gây ứ đọng vốn.
Là một Công ty phải nhập nhiều hàng hóa phục vụ cho kinh doanh hàng nhập khẩu, do đó Công ty vẫn gặp một số hạn chế trong quá trình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu mà nguyên nhân chính là vấn đề tỷ giá. Đối với những hợp đồng đã được ký kết, bất kỳ sự biến động bất thường nào của tỷ giá cũng ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện hợp đồng và chính điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh
của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán khi mà tỷ giá biến động khó dự đoán như hiện nay.
Với những bất cập nêu trên, trong thời gian tới Công ty phải đưa ra được những điều chỉnh hợp lí và có những phương pháp quản lí phù hợp giúp Công ty có thể giảm được chi phí trong hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận, tiền lương của cán bộ công nhân viên.
3.2. Dự báo triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn trong thời gian tới Gòn trong thời gian tới
3.2.1 Dự báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới
Tỷ giá hối đoái là một hiện tượng kinh tế khá nhạy cảm và phức tạp, hơn nữa sự vận động của tỷ giá hối đoái rất khó lường và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cung – cầu ngoại tệ cho hoạt động thương mại và đầu tư, chính sách tỷ giá và lãi suất của từng nước trong từng thời kỳ, chế độ tỷ giá hoặc năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa thương mại và phi thương mại, … Bên cạnh đó, tác động và vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế quốc dân, đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước là khá lớn. Do đó, việc dự đoán sự biến động của tỷ giá hối đoái cực kỳ là quan trọng mặc dù việc dự báo tỷ giá là một vấn đề hết sức khó khăn cho các nhà quản lý vĩ mô.
Với thực tế những gì đã và đang diễn ra trên thị trường ngoại hối quốc tế, cùng với các phương pháp phân tích phức tạp và khó khăn, các nhà kinh tế học, các chuyên gia phân tích thị trường đã đưa ra những dự báo về tỷ giá danh nghĩa một số đồng tiền chủ chốt.
Bảng 3.1: Dự báo tỷ giá danh nghĩa một số ngoại tệ chủ chốt
Năm GBP JPY EUR Chỉ số USD
2011 0.499 109.355 0.733 95.3
2012 0.498 108.123 0.731 94.6
2013 0.496 107.261 0.729 94.1
2014 0.496 106.645 0.729 93.7
2015 0.494 106.153 0.726 93.3
(Nguồn: Global Insight, World Economic Outlook)
Qua bảng 3.1 ta có thể thấy xu hướng chung của thời kỳ này là đồng USD vẫn tiếp tục bị mất giá so với đồng GBP, JPY, và đồng EUR. Cũng trong giai đoạn này, đồng JPY là lên giá mạnh nhất so với đồng USD. Bởi GBP, JPY, EUR là đồng tiền của các nước mà có quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng đối với Việt Nam trong
thời gian đã qua và trong tương lai. Mà trên thị trường ngoại hối quốc tế, chúng ta thực hiện cơ chế áp dụng tỷ giá chéo, cho nên sự biến động của đồng USD so với các đồng ngoại tệ khác đã ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ đó. Vì vậy, việc nghiên cứu biến động của các tỷ giá này so với đồng Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc dự báo cán cân thương mại.
3.2.2. Dự báo triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn trước sự biến động của tỷ giá hối đoái Sài Gòn trước sự biến động của tỷ giá hối đoái
3.2.2.1. Dự báo môi trường kinh doanh
Trong kinh doanh cần phải thường xuyên phân tích dự báo môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực, trong nước, phân tích đối thủ cạnh tranh và nguồn lực của Công ty để phát hiện ra các cơ hội mới-thách thức, điểm mạnh-điểm yếu, trên cơ sở đó phân tích lựa chọn chiến lược thích nghi, trong đó đặc biệt quan tâm đến chiến lược tăng trưởng tập trung một lĩnh vực kinh doanh mà Công ty có lợi thế trên thị trường, thông qua đó để tăng trưởng và phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường, do môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi, nhất là thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cho nên các cơ hội-thách thức, điểm mạnh-điểm yếu cũng thường xuyên thay đổi và chuyển hóa nhanh nếu Công ty không nhanh chóng nhận dạng để đưa ra chiến lược thích nghi. Mặt khác sự thay đổi của môi trường kinh doanh sẽ dẫn tới điểm mạnh-điểm yếu của mỗi Công ty sẽ rất khác nhau.
Đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Cơ hội mở ra cho các Doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng to lớn, nếu như doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội và sẵn sàng cho hội nhập. Chúng ta có thế mạnh về con người, về lao động với trí thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, chăm chỉ và cần cù. Đất nước nằm ở vị trí chiến lược trong bản đổ phát triển kinh tế thế giới và khu vực. Điều đó mở ra cho các doanh nghiệp khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thêm bạn hàng-đối tác kinh doanh mới, đây cũng là cơ hội lý tưởng để các doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và thu nhập trên vốn chủ sở hữu của mình.
Bên cạnh những lợi thế đó, chúng ta có vô vàn khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Như xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn thấp, nó còn
đang trong quá trình chuyển đổi, kinh tế thị trường mới còn đang ở giai đoạn sơ khai. Điều đó dẫn đến khả năng kinh doanh và cạnh tranh của các chủng loại hàng và dịch vụ của từng doanh nghiệp rất yếu kém. Và với sự kiện gia nhập WTO sẽ dẫn tới sự xâm nhập ồ ạt của các sản phẩm nước ngoài và như thế doanh nghiệp vừa và nhỏ kém sức cạnh tranh của Việt nam sẽ bì “đè bẹp” bởi các doanh nghiệp nước ngoài.
Đứng trước tình hình đó Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn cũng phải chuẩn bị cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý để chống lại sức ép cạnh tranh từ sự hội nhập.
3.2.2.2. Phương hướng hoạt động năm 2011 và những năm tới
– Duy trì nhập hàng ổn định, sát với nhu cầu thị trường, tồn kho vừa phải trên cơ sở các mục tiêu đề ra.
– Phải bố trí kinh doanh khoa học, rà soát từng khâu để nâng cao năng suất giảm chi phí đối phó với tình hình giá cả hàng hóa nhập về tăng.
– Đề ra các giải pháp cụ thể, phát động phong trào từng bộ phận, phòng ban, trong công ty thực hành tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh. – Công tác tiêu thụ cố gắng duy trì thị phần tiêu thụ các sản phẩm bia
Heineken, sữa Ensure. Tiếp tục định hướng cho thị trường, cơ cấu lại sản phẩm. Và công tác Marketing cần nhạy bén hơn nữa, thường xuyên nắm bắt thị trường, đối thủ cạnh tranh đưa ra các đối sách, chiến lược cạnh tranh phát triển tiêu thụ.
– Đầu tư xây dựng cửa hàng miễn thuế tại khu vực cửa khẩu Hoa Lư tỉnh Bình Phước.
3.3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro do tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn
3.3.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý
Là một Công ty nhà nước chuyển đổi sang Công ty Cổ phần nên bộ máy quản lý của Công ty khá cồng kềnh, phải qua nhiều khâu trung gian. Do đó để bắt nhịp được với xu thế phát triển của thị trường Công ty phải từng bước đổi mới và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Công ty. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo của Công ty đã có những định hướng cụ thể trong thời gian tới mà chủ yếu là vấn đề nhân sự và sử dụng nhân sự.