Lý thuyết và thực tiễn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng đậu phộng tại huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 60 - 62)

- Khi rạch hàng, cuốc hốc 400500

lý thuyết và thực tiễn.

Thứ hai, cần nắm và biết rút ra bài học kinh nghiệm của các huyện lân cận và rộng hơn từ các nước đang phát triển trong việc lựa chọn chiến lược phát triển nông nghiệp: Trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển thì quy luật tất yếu là tầm quan trọng của đóng góp nông nghiệp sẽ giảm dần gắn với quá trình phát triển nhanh của công nghiệp và các nghành kinh tế khác. Tuy nhiên, sẽ là ngộ nhận khi đánh giá thấp vai trò của nông nghiệp trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s TRƯƠNG HÒA BÌNH

Thứ ba, về ứng dụng lý thuýêt sản xuất nông nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải đương đầu với việc lựa chọn các kỹ thuật mới và các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho nông trại của minh. Những thông tin từ cán bộ khuyến nông, trung tâm truyền bá kỹ thuật, kinh nghiệm từ các trang trại khác gơi ý cho người sản xuất nên áp dụng kỹ thuật mới như giống mới, diệt trừ cỏ dại và sâu bệnh bằng hóa chất, liều lượng phân bón cần thiết nên sử dụng, làm đất bằng cơ giới v.v... nhằm đạt năng suất tối đa.

Thứ tư, về chuyển giao công nghệ sản xuất trong nông nghiệp: Sự thay đổi công nghệ sản xuất nông nghiệp cho phép sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn trên

một đơn vị diện tích hơặc chỉ phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn.

Tuy nhiên việc tạo ra công nghệ mới chưa phải là điều kiện đủ trong việc nâng cao năng suất nếu có một khoảng cách giữa công nghệ sản xuất nông nghiệp mới và việc áp dụng nó bởi nông dân. Một yếu tố chủ yếu trong quá trình kết nối giữa công nghệ sản xuất nông nghiệp mới được tạo ra từ các tổ chức nghiên cứu khoa học với gia tăng năng suất chính là sự phổ biến các công nghệ sản xuất nông nghiệp mới đó đến nông dân, với hệ quả đó là sự ứng dụng rộng rãi của nông dân. Khi nông dân biết được công nghệ sản xuất mới, họ thường có xu hướng nhận thức không chính xác về chi phí cũng như lợi ích mang lại từ công nghệ sản xuất mới vì sự giới hạn về thông tin mà họ nhận được. Nếu nông dân có thông tin một cách đầy đủ và tin cậy, họ sẽ áp dụng và như vậy chính họ sẽ hưởng được lợi ích từ việc áp dụng công nghệ sản xuất mới và điều này cũng mang lại nhiều sản phẩm hơn cho nền kinh tế. Do đó, quá trình chuyên giao công nghệ sản xuất trong nông nghiệp cần phô biến và chính xác cho nông dân nắm rõ thông tin.

Thứ năm, về phương pháp khuyến nông: Ngoài cách tiếp cận đa chức năng và

chức năng phô biến kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, hệ thống khuyến nông còn có trách nhiệm trực tiếp quản lý cung các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, tín dụng và các hoạt động khác như tham gia các chương trình cải thiện trình độ văn hóa, dinh dưỡng và sức khỏe cho nông dân. Bên cạnh đó, phẩm chất của các cán bộ khuyến nông cũng phải được quan tâm đến. Họ phải là những người thích công tác xa và thích làm việc với nông dân, do đó họ cần phải có trình độ chuyên

môn, kỹ năng giao tiếp với nông dân tốt, đặc biệt họ cần thiết phải biết được tiếng dân tộc ở trong vùng, ở đây chủ yếu là dân tộc khmer sinh sống. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khuyến nông tiếp cận với nông dân, chính quyền địa phương cần phải mở rộng và nâng cao chất lượng các lớp học tiếng dân tộc.

Thứ sáu, về công tác thủy lợi: do các công trình thủy lợi ở trên địa bàn huyện

Trà Cú chưa được xây dựng đồng bộ, nên cần tăng cao công tác thủy lợi để giúp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng đậu phộng tại huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)