Đầu tư và rào cản thương mại

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam.pdf (Trang 76 - 77)

9. Thiết bị và máy móc tạo năng lượng (điệ n)

11.2. Đầu tư và rào cản thương mại

Mặc dù có sự tự do hóa thương mại khá rộng khắp ở các ngành, Việt Nam vẫn sử dụng các biện pháp hạn chế sự tham gia của các công ty nước ngoài trong việc nhậu khẩu và phân phối, hai lĩnh vực chủ yếu dành cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù những hạn chế này có tác động rõ rang nhất đến các nhà phân phối nước ngoài nhưng cũng là môt vấn đề cho các ngành khác ví dụ như ngành dược phẩm.

Ngành bán lẻ và phân phối được tự do hóa tương đối chậm chạp. Các công ty nước ngoài được cấp phép sản xuất ở Việt Nam được phép phân phối các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa. Các công ty này có thể nhập nguyên liệu thô cho sản xuât các sản phẩm ở Việt Nam cũng như nhập khẩu các hàng hóa cuối cùng với mục đích thử nghiệm thị trường và phát triển thị trường trong một thời hạn nhất định trước khi chính thức đưa vào sản xuất tại Việt nam.

Theo các cam kết gia nhập của Việt Nam, các nhà đầu tư từ các nước là thành viên của WTO được phép thành lập các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức một công ty liên doanh (với vốn của nước ngoài không quá 49%) ngay từ ngày đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Mức vốn tối đa của phía nước ngoài được dỡ bỏ từ 1/1/2008 và từ 1/1/2009, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thểđược phép thành lập. Cam kết mở cửa này giống với cam kết trong hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, một hiệp định đã đề xuất ra lộ trình mở cửa thị trường này. Nghị định 23/2007 xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào dịch vụ thương mại và phân phối phù hợp với các cam kết của Việt Nam. Nghịđịnh này quy định rằng các doanh nghiệp phải có giấy phép kiinh

doanh bên cạnh giấy phép đầu tư. Doanh nghiệp cũng phải có sựđồng ý bằng văn bản từ Bộ Công Thương.

Các đại diện của các doanh nghiệp nước ngoài tại diễn đàn kinh doanh Việt Nam phàn nàn về nhữn khó khăn trong việc có được sự chấp thuận được tham gia vào việc phân phối và nhập khẩu và quan ngại về tính thống nhất của các quy định này với các cam kết gia nhập WTO. Tuy vậy những phàn này này được các công ty đưa ra trước ngày mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ tức là trước ngày 1/1/2009. Các công ty nước ngoài cũng phàn nàn về việc có quá nhiều thủ tục hành chính và các loại giấy phép khác nhau liên quan đến các dịch vụ có liên quan và quan trọng đối với các nhà nhập khẩu như các quy định về quản lý tòn kho và kho bãi, và quy định về vận tải.

Việc thực thi các quy định này cũng cần phải rõ rằng để tránh việc các cơ quan địa phương hiểu luật lệ một cách không thống nhất và thiên vị. Ví dụ, việc cho rằng các cam kết WTO trong lĩnh vự bảo trì và sửa chữa thiết bị tức là không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực sửa chữa, thậm chí là sửa chữa thiết bị máy tính và sửa chữa các sản phẩm công nghiệp, chứ không phải là chỉ đối với sửa chữa các loại đồ dung dân dụng là ngược với các cam kết WTO. Bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn nước ngoài, thậm chí chỉ 1% cũng được coi là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm áp dụng các biện pháp hạn chế gia nhập thị trường trong các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. ĐIều này có nghĩa, các doanh nghiệp này đều phải thực hiện đánh giá nhu cầu thị trường trước khi được phép mở them một cửa hàng/trung tâm mới.

Hai vấn đề chính làm phức tạp quá trình thực thi các quy định này liên quan đến hạn chế mỗi một giấy phép chỉđược cấp cho 1 điểm phân phối và việc áp dụng đánh giá nhu cầu. Liên quan đến hạn chế về các nhà phân phối chỉđược cấp phép cho 1 điểm bán hàng, thông tư số 9 ngày 17/7/2007, hạn chế các nhà nhập khẩu nước ngoài được phép bán cho một nhà phân phối Việt Nam cho bất kỳ loại hàng nào theo chuẩn HS. Điều này không thống nhất với cam kết gia nhập của Việt Nam, như đề cập ởđoạn 147 trong báo cáo của nhóm làm việc và vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia vì quy định này không áp dụng với các nhà phân phối nội địa. Những quy định sửa đổi sau đó đã được ban hành nhằm xóa bỏ những hạn chế này và cho phép các công ty được có một có nhiều cửa hàng. Tuy nhiên, trong ngành bán lẻ, việc mở một điểm bản khác ngoài điểm bán đầu tiên vẫn cần phải đáp ứng những đòi hỏi của việc đánh giá nhu cầu gồm các đánh giá có liên quan đếnđó là các nhà cung cấp tại khu vực cung cấp dịch vụ, sựổn định của thị trường và độ lớn của khu vực địa lý. Đây là những đòi hỏi Việt Nam được thực hiện trong cam kết gia nhập. Các cơ quan cấp phép cũng phải xem xét dự án có phù hợp với quy hoạch của chính phủ tại khu vực đó không. CŨng như trong Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cũng không mở cửa cho 10 mặt hàng (xăng dầu, thuốc chữa bệnh, gạo v.v.)

Thông tư 9 cũng được xem là đưa thêm các tiêu chuẩn đi ngược lại các nguyên tắc minh bạch trong quá trình cấp phép đầu tư như tính bền vững của dự án đầu tư tới quy hoạch của tỉnh hay thành phố. Các tiêu chuẩn liên quan đến đánh giá nhu cầu cũng không rõ ràng với chính quyền địa phương do vậy chính quyền địa phương có thể từ chối việc cấp phép cho các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ. Điều này làm gia tăng ảnh hưởng của hạn chế thi trường của đánh giá nhu cầu. Khái niệm đánh giá nhu cầu, được áp dụng cho các điểm bán lẻ cho các khách hàng lẻ, cũng được quy định trong Nghịđịnh 23 (ban hàng ngày 12/2/2007) và thông tư 9 áp dụng cho tất cả các điểm bán hàng hoặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thậm chí là các điểm bán buôn và các điểm bán hàng công nghiệp cho các doanh nghiệp. Các quy tắc của WTO quy định ngành bán lẻ hẹp hơn, chỉ dừng lại ở loại hình bán cho khách hàng lẻ, chứ không bao gồm bán buôn và bán các loại hàng công nghiệp.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam.pdf (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)