Đánh giá Tác động của tự do hóa

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam.pdf (Trang 92 - 96)

13. Công nghiệp xây dựng

13.3. Đánh giá Tác động của tự do hóa

Tự do hóa trong ngành xây dựng sẽ không chỉ có lợi cho ngành xây dựng mà còn cả các ngành khác trong nền kinh tế. Chi phí sẽ giảm nếu hệ thống giao thông, viễn thông, hệ thống nhà kho, giáo dục có hiệu quả và hiệu lực.

Việc gia tăng các mối quan hệ và hợp tác với các công ty xây dựng nước ngoài sẽ làm tăng năng lực của các công ty Việt Nam, dẫn đến việc Việt Nam có thể thu được lợi nhiều hơn từ các cam kết đầu tư.

Dưới đây là một số tác động tích cực chính:

Sự hiệu quả của ngành xây dựng

Nhưở nhiều quốc gia, các nhà thầu nhỏ và các công ty nhỏ có thể có đầy đủ những kỹ năng trong những khía cạnh kỹ thuật liên quan đến doanh nghiệp của họ (tuy vậy vẫn có nhiều công ty không có đủ kỹ năng vì rào cản gia nhập thường thấp) nhưng lai không có đủ kỹ năng quản lý nhân lực và các nhà quản lý. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong các dự án xây dựng vì các nhà thầu phụ không thể lên kế hoạch về thời gian, tài chính và nhân lực và/hoặc dẫn đến tình trạng chất lượng vì các nhà thầu phụ thường tìm cách hoàn thành công việc nhanh chóng để chuyển sang công trình kahcs. Việc giảm và dỡ bỏ các chậm trễ mang tính hành chính hoặc quan liêu có thể cho phép việc lập kế hoạch và triển khai tốt hơn với ít vấn đề liên quan đến chất lượng hơn.

69

Các rào cản hành chính và quan liêu ít hơn cũng cho phép các công ty Việt Nam nâng cao trình độ công nhân của họ vị các công ty nước ngoài có thể thực hiện nhiều cuộc đào tạo qua công việc về các công nghệ và quy trình mới. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực chung của toàn ngành.

Người hưởng lợi cuối cùng sẽ là người tiêu dung, những người có thể mua nhà với mức giá hợp lý và chất lượng phù hợp với số tiền họđã bỏ ra.

Ngoài ra còn có những lợi ích có tính chiến lược với Việt Nam, mặc dù điều này có thể dẫn đến tình trạng thu hẹp lao động ở khu vực phi chính quy.

Phát triển các nhà cung ứng Việt Nam

Một trong những khó khăn mà các công ty xây dựng nước ngoài gặp phải khi làm kinh doanh ở Việt Nam là thiếu các sản phảm xây dựng có chất lượng. Các sản phẩm cơ bản như xi măng, thép, gạch… tuy có sãn nhưng chất lượng cũng không phải lúc nào cũng đáp ứng được yêu cầu của các nhà xây dựng nước ngoài. Tuy nhiên vấn đề là việc gia công các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn như cửa, cửa sổ, hệ thống ánh sách. Một số công ty có thể cung cấp các sản phẩm đó nhưng sản phẩm thường có chất lượng không ổn định. Tự do hóa ngành xây dựng có thể chó phép các công ty này tiến hành các đầu tư cần thiết để nâng cáo chất lượng và tính ổn định bằng cách đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất mới. Điêu này nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là người tiêu dùng sẽ có thểđược mua được các sản phẩm tốt hơn với mức giá phù hợp hơn/

Một số công ty xây dựng lớn của nước ngoài cũng đang cố gắp giúp đỡ các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp sản phẩm của Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ công tác lập kế hoạch xây dựng và đôi lúc là việc thanh toán tương đối rộng rãi. Đôi lúc những hỗ trợ này có tác dụng tích cực nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng vậy. Trong một môi trường tự do hóa, sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà thầu chính và các nhà thầu phụ hoặc các nhà cung ứng sẽ trở thành quy luật, chứ không chỉ là những trường hợp cá biệt.

Các kết nối giữa các tập đoàn đa quốc gia và các nhà cung cấp địa phương là một chính sách phát triển không ngoan và được nhiều quốc gia sử dụng như là một cách để phát triển công nghiệp địa phương thông qua chuyển giao công nghệ và chuyển giao năng lực và lợi ích của việc gắn với một công ty có thương hiệu toàn cầu.

Với ngành công nghiệp xây dựng, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội cho các công ty xây dựng và tư vấn Việt Nam học hỏi và tiếp thu được các kỹ thuật xây dựng hiện đại và tiên tiến. 70 Nó cung cho phép các công ty Việt Nam mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế và xây dựng được nhiều hơn các quan hệ hợp tác quốc tế có lợi cho sự phát triển của họ, hơn là chỉ tập trung vào các công trình ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam cũng có thể xuất khẩu các lao động giá rẻ tới các quốc gia có nhu cầu xây dựng lớn như Tiểu Vương Quốc Arap thống nhất và các quốc gia khác.

Cơ sở hạ tầng được nâng cao.

70

Những lợi ích từ việc có được cơ sở hạ tầng cải thiện là rõ ràng và cho tất cả các ngành của nền kinh tế. Một sốđã được đề cập ởđâu đó trong báo cào này, một số thì chưa, bao gồm cả việc phát triển những ngành công nghiệp mới của Việt Nam. Khi Việt Nam đi những bước đi gần giống với Trung Quốc thì dù sóm hay muộn thì Việt Nam cũng không thể là quốc gia sản xuất các loại hàng hóa chi phí thấp và giá rẻ hay là quốc gia chuyên lắp ráp các sản phẩm điện tử/điện gia dụng. Tại thời điểm đó, Việt Nam cần phải sẵn sàng phát triển các ngành công nghiệp mới với mức giá trị tăng thêm cao hơn và có thể cạnh tranh với không chỉ các quốc gia trong khu vực mà với các quốc gia khác trên thế giới. Nếu không có một hạ tầng cơ sở phát triển, thì các ngành công nghiệp mới khó có thể ra đời.

Các vấn đề chính là sự không ổn định của luật lệ, thiếu minh bạch trong việc mua sắm của chính phủ, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước, những công ty nắm nhiều ngân hàng đất lớn, các thủ tục hành chính, giấy phép hành chính, sự mập mờ của các thỏa thuận PPP và những cơ hội cho tham nhũng trong những lĩnh vực đó. Việc cải các các khu vực này sẽ giảm chi phí xây dựng và mang lại lợi ích cho các chủ công trình, các doanh ngiheepj và giảm thiểu chi phí đểđạt được nhu cầu về kết cấu hạ tầng của Việt Nam.

Trong chương về năng lượng, chúng tôi đã lưu ý rằng những sự bất định về chính sách giá và môi trường luật lệ cho các nhà cung cấp điện độc lập đã cản trởđầu tư tư nhân trong lĩnh vực đó. Một hệ thống kiểm soát hành chính chung và sự chậm chễ trong việc cấp giấy phép sẽ tạo ra sự bất định và tổn phí, những vấn đề có thể làm tăng chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở.

Quản trị công ty, tính minh bạch và tham nhũng được xem như là những vấn đề khá nổi cộm ở VIệt Nam. Việc tăng tính minh bạch, mở cửa cho cạnh tranh hơn nữa trong việc mua sắm của chính phủ cho các dự án cơ sở hạ tầng và tiếp tục cải cách các doanh nghiệp nhà nước, những công ty thường có các chi nhánh hay công ty con trong lĩnh vực xây dựng, có thể làm giảm chi phí xây dựng cơ sở hậ tầng và xây dựng các cơ sở kinh doanh. Trong một vài trường hợp, các nhà tài trợ thường có các thủ tục mua sắm riêng nhưng những điều này có thểđược loại bỏ ở một mức độ nào đó thông qua các biện pháp như xuất hóa đơn cao hơn hoặc thay thế bằng các loại vật liệu giá rẻ và chất lượng kém hơn, những điều có thể xảy ra sau khi đã chọn được nhà thầu. 71

Mặc dù nhiều người đồng ý rằng, tham nhũng và sự bất định trong chính sách là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam nhưng lại rất khó có thểđo lường hậu quả kinh tế của các vấn đề này. Theo chỉ số tham nhũng của tổ chức minh bạch quốc tế, năm 2008, Việt Nam đứng thứ 121 trong số 180 quốc gia được tổ chức này đánh giá, cùng hạng với các quốc gia như Nepal, Nigerial, Sao Tome và Togo

Tất nhiên là có những hạn chế trong các cuộc điều tra như vậy. 72 Các nghiên cứu về tham nhũng phân biệt giữa tham nhũng nhẹ (bao gồm các khoản thanh toán nhanh, và những khoản hối lộ nhỏ hàng ngày) và tham nhũng lớn (liên quan đến thanh toán để có được các hợp đồng của chính phủ hoặc các giấy phép quan trọng, thay đổi luật lệ hoặc tạo ra ảnh hưởng để thay đổi luật). Có những bằng chứng rõ rang rằng những kết quả từ các cuộc điều tra như vậy thường có khả năng đại diện cho mức độ tham nhũng trong khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng là nhỏ, vì các chỉ sốđó mới chỉ phản ánh được loại tham nhũng nhẹ mà không phản ánh được các loại tham nhũng lớn. Việc hội lộ ở trong ngành xây dựng phổ biến hơn trong các ngành khác đặc biệt là các công trình liên quan đến mua sắm của chính phủ cho các dự án hạ tầng.

Xét về tác động kinh tế, hối lội chỉ là một phần tổn thất của tham nhũng và sự bất định về luật lệ. Các tổn thất lớn hơn liên quan đến các hoạt động như chọn nhà cung cấp dịch vụ

71

Charles Kenny, Measuring and Reducing the Impact of Corruption in Infrastructure, World Bank Policy Research Working Paper 4099, December 2006.

72

Charles Kenny, Measuring and Reducing the Impact of Corruption in Infrastructure, World Bank Policy Research Working Paper 4099, December 2006.

có giá cao hơn hoặc chất lượng hàng hóa thấp hơn do tham nhũng và sự phức tạp trong việc ăn trộm vật liệu và không tuân thủ quy trình kỹ thuật bằng cách thay thế các loại vật liệu kém chất lượng. Thậm chí chi phí sẽ tăng lên do việc phải mất tiền bạc vào việc duy tu bảo dưỡng các công trình kém chất lượng.

Rất khó để có thể lượng hóa được hệ lụy với ngành xây dựng từ việc cải thiện môi trường luật lệ và giảm những cơ hội cho tham nhũng ở Việt Nam. Nhưđã trình bẩy ở trong phần thảo luận về môi trường đầu tưở chương 3, sự bất định và không rõ rang về luật lệ tạo ra những khó khăn cho các nhà đầu tư tư nhân. Tương tự, trong phân tích về lĩnh vực năng lượng, sự bất định về các thỏa thuận BOT/IPP là những rào cản cho khu vực tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Một thách thức khác là sự chậm chễ, sự bất định và tham nhũng trong việc đấu thầu và thực hiện các dự án xây dựng lớn có thể tạo ra những tổn phí cho các công trình xây dựng, và làm tăng chi phí của công trình. Có khá nhiều bằng chứng về những vấn đề này trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam và cũng rất khó để có thể có thểước lượng được những tổn phí này. Ở nhiều nước khác, những tổn phí này là tương đối lớn. Trong một nghiên cứu của mình, Olken ước tính rằng cứ mỗi đô la mất đi do nạn ăn cắp vật liệu sẽ làm mất đi 3.41 đo la giá trị của công trình vì thời gian hoạt động của công trình ngắn hơn. 73 Do vậy, tổn phí kinh tế có thể cao hơn nhiều so với số tiền người ta bỏ ra để hối lộ. Khi lấy một nghiên cứu quốc tếđã so sánh với trường hợp Việt Nam, chúng tôi ước tính rằng khi có một hệ thống mua sắm công minh bạch và cạnh tranh hơn cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với một quy trình cấp phép hiệu quả hơn, khung pháp lý đáng tin cậy hơn và một hệ thống kiểm tra kết quả hiệu quả hơn thì Việt Nam có thể tiết kiệm được từ 5- 15% giá trị của công trình cơ sở hạ tầng

73

14. Dịch vụ Tài chính14.1. Tổng quan

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam.pdf (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)