Rào cản thương mại và Đầu tư

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam.pdf (Trang 83 - 85)

12. Dịch vụ Viễn Thông

12.2. Rào cản thương mại và Đầu tư

Những cam kết cụ thể trong GATS đã tạo điều kiện cho việc tự doa hóa ngành công nghiệp viễn thông. Trước đây các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được giới hạn ở các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Và các hạn chế cạnh tranh qua biên giới chủ yếu tập trung vào việc cấp giấy phép cho các dịch vụ viễn thông vệ tinh.

Những hạn chế chính trong các cam kết WTO GATS là 3 năm sau khi gia nhập, các doanh nghiệp nước ngoài có thể sở hữu 65% vốn trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

không dựa trên nền tảng thiết bị viễn thông và 49% trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên nền tảng thiết bị. Cũng theo cam kết gia nhập, các hợp đồng hợp tác kinh doanh có thểđược gia hạn hoặc chuyển sang hình thức khác, nhưng điều khoản này thực ra không có ý nghĩa, và cho đến nay ít nhất đã có một hợp đồng hợp tác kinh doanh đã bị kết thúc. Các cam kết trong ngành viễn thông mà Việt Nam đã ký tại kỳ họp AFAS lần thứ 7 trong khuôn khổ hội nghị thượng định ASEAN và các cam kết dịch vụ đã ký trong các hiệp định thương mại tự do với ASEAN thay thế những cam kết gia nhập WTO.

Tuy vậy, thực tế là ngành công nghiệp viễn thông của Việt Nam được chi phối bởi 2 doanh nghiệp nhà nước là VNPT và Viettel. Thực tế, tới 49% sở hữu các dịch vụ có sử dụng thiết bị và 65% sở hữu các dịch vụ không sử dụng thiết bị như cho phép trong cam kết gia nhập WTO là không rõ ràng vì những giấy phép hiện tại chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ. Mới chỉ duy nhất có một liên doanh trong lĩnh vực viễn thông là giữa Hanoi Telecom và Hutchison cung cấp dịch vụ 3G. dưới hình thức hợp tác kinh doanh. Do vậy, mặc dù theo cam kết gia nhập WTO, việc tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong các loại dịch vụ có sử dụng trang thiết bị bị hạn chế bởi các hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua hình thức sở hữu giấp phép.

Bộ Truyền thông (Bộ bưu chính ính và viễn thông trước đây) đóng vai trò vừa là người xây dựng chính sách và là người quản lý thực thi chính sách. Bộ này được xem là ưu ái các doanh nghiệp nhà nước lớn đặc biệt là VNPT trong việc ra chính sách và quản lý ngành.

Việc cấp giấy phép cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G gân đây cũng thống nhất với chính sách thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tầu. Không có doanh nghiệp nào trong các doanh nghiệp được cấp phép có vốn nước ngoài. Cách duy nhất để tiếp cận được với công nghệ nước ngoài là thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh Vấn đề chính yếu cản trở việc gia nhập và cạnh tranh trong ngành và các điểu khoản và điều kiện cấp phép và điều khoản và điều kiện cho các kết nối đa mạng. Trong cả hai mặt này, các cải cách là cần thiết trong khuôn khổ luật lệ cho ngành viễn thông để đảm bảo rằng các luật lệđược áp dụng là minh bạch, khuyến khích đảm bảo các lợi ích công cộng trong đó có việc cung cấp các dịch vụ cơ bản thiết yếu và kích thích cạnh tranh. Việt Nam đã cam kết thực hiện các cải cách về luật lệ trong ngành vienx thông nhưng những cam kết này không đủđểđảm bảo có một khuôn khổ pháp lý phù hợp liên quan đến việc cấp phép và kết nối.

Việt Nam cũng khuyến khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước có tỉ phần lớn trên thị trường viễn thông, nhưng các cam kết trong GATS là vô nghĩa vì chính sách phân phối giấy phép.

Về các biện pháp hạn chế dịch vụ viễn thông trong các tài liệu nghiên cứu về ngành này, Việt Nam được xem là khá mở do mức độ cạnh tranh nhưng lại có những vướng mắc liên quan đến đầu tư nước ngoài và không có một nhà ra chính sách độc lập. Những điều này hàm ý rằng có một mức độ hạn chế khá lớn. Trong một nghiên cứu về mức độ hạn chế trong dịch vụ viễn thông, Warren ước tính rằng Việt Nam có chỉ số hạn chế là 0.7333 (0 là mở nhất và 1.0 là đóng cửa hoàn toàn dịch vụ). 51 Cần chú rằng, việc gia nhập WTO không tạo ra thay đổi nhiều về mức độ mở cửa của ngành này vì trên thực tế chỉ có hợp

51

Warren, T. 2000, 'The identification of impediments to trade and investment in telecommunications services', trong Findlay, C. and Warren, T. (biên tập) 2000, Impediments to Trade in Services: Measurement andPolicy Implications, NXB Routledge, London và New York.

đồng hợp tác kinh doanh là hình thức hiện diện thương mại duy nhất cho các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài tham gia vào thị trường.

Ngược lại với cách tính toán về mức độ đóng cửa của thị trường viễn thông, Mattoo, Rathindran và Subramanian tính toán chỉ số mở cửa của dịch vụ tài chính và dịch vụ viễn thông. 52 Chỉ số này ngược với chỉ số của Findlay Warren với 0.0 đồng nghĩa với đóng cửa và 1.0 là hoàn toàn mở cửa cho các dịch vụ viễn thông, tức là một quốc gia cho phép cạnh tranh trong các dịch vụđiện thoại nội địa, điện thoại đường dài và điện thoại quốc tế, cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường, và có một cơ quan ra chính sách độc lập. Mattoo, Rathindran và Subramanian không tính chỉ số này cho Việt Nam, nhưng nếu áp dụng cách tính này thì chỉ số mở cửa viễn thông của Việt Nam là 0.4 (tương đương với chỉ số hạn chế 0.6 của Findlay Warren). Phương pháp luận của Mattoo và đồng sự là tương đương với phương pháp luận của Findlay Warren nhưng Mattoo và đồng sựđã cho trọng số của chỉ tiêu cạnh tranh cao hơn trong chỉ số vềđộ mở cửa.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam.pdf (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)