Hình 3.2 Kiến trúc giao thức vô tuyến cho UTRA FDD
CP: Mặt phẳng điều khiển UP: Mặt phẳng ngƣời sử dụng
Ngăn xếp giao thức của giao diện vô tuyến bao gồm 3 lớp giao thức:
Lớp vật lý (L1). Đặc tả các vấn đề liên quan đến giao diện vô tuyến nhƣ điều chế và mã hóa, trải phổ v.v..
Lớp liên kết nối số liệu (L2). Lập khuôn số liệu vào các khối số liệu và đảm bảo truyền
Đồ án tốt nghiệp Chương III. Hệ thống WCDMA
Lớp mạng (L3). Đặc tả đánh địa chỉ và định tuyến
Mỗi khối thể hiện một trƣờng hợp của giao thức tƣơng ứng. Đƣờng không liền nét thể hiện các giao diện điều khiển, qua đó giao thức RRC điều khiển và lập cấu hình các lớp dƣới.
Lớp 2 đƣợc chia thành các lớp con: MAC (Medium Access Control: Điều khiển truy nhập môi trƣờng) và RLC (Radio link Control: điều khiển liên kết), PDCP (Packet Data Convergence Protocol: Giao thức hội tụ số liệu gói) và BMC (Broadcast/Multicast Control: Điều khiển quảng bá/đa phƣơng).
Lớp 3 và RLC đƣợc chia thành hai mặt phẳng: mặt phẳng điều khiển (C-Plane) và mặt phẳng ngƣời sử dụng (U-Plane). PDCP và BMC chỉ có ở mặt phẳng U.
Trong mặt phẳng C lớp 3 bao gồm RRC (Radio Resource Control: điều khiển tài nguyên vô tuyến) kết cuối tại RAN và các lớp con cao hơn: MM (mobility management) và CC (Connection Management), GMM (GPRS Mobility Management), SM (Session Management) kết cuối tại mạng lõi (CN).
Lớp vật lý là lớp thấp nhất ở giao diện vô tuyến. Lớp vật lý đƣợc sử dụng để truyền dẫn ở giao diện vô tuyến. Mỗi kênh vật lý ở lớp này đƣợc xác định bằng một tổ hợp tần số, mã ngẫu nhiên hoá (mã định kênh) và pha (chỉ cho đƣờng lên). Các kênh đƣợc sử dụng vật lý để truyền thông tin của các lớp cao trên giao diện vô tuyến, tuy nhiên cũng có một số kênh vật lý chỉ đƣợc dành cho hoạt động của lớp vật lý.
Để truyền thông tin ở giao diện vô tuyến, các lớp cao phải chuyển các thông tin này qua lớp MAC đến lớp vật lý bằng cách sử dụng các kênh logic. MAC sắp xếp các kênh này lên các kênh truyền tải trƣớc khi đƣa đến lớp vật lý để lớp này sắp xếp chúng lên các kênh vật lý.