Mạng lưới hỗ trợ thương mạ

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam..doc (Trang 28 - 31)

3 Các điều kiện về khung chính sách

3.3Mạng lưới hỗ trợ thương mạ

Vào cuối năm 1998, Bộ Thương mại Việt Nam đã ban hành quyết định thành lập Ban Xúc tiến Thương mại. Vào tháng 07 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban haàn quyết định thành lập Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRADE) trực thuộc Bộ Thương mại. Cục Xúc tiến Thương mại có chức năng và các hoạt động giống như các tổ chức xúc tiến thương mại quốc gia khác trên thế giới và có vai trò dẫn dắt các hoạt động xúc tiến thương mại.

Về cơ cấu tổ chức, hiện tại Cục Xúc tiến Thương mại có 05 phòng, một văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và hai Trung tâm thương mại ở nước ngoài tại New York và Đu-bai (xem minh hoạ dưới đây). Trong tương lai, có khả năng Cục Xúc tiến Thương mại sẽ thành lập thêm các trung tâm hỗ trợ xuất khẩu ở một số khu vực trọng điểm ở Việt Nam cũng như các trung tâm thương mại ở nước ngoài. Cục hiện đang dự thảo những đề xuất về thành lập

Bộ Thương mại

Cục Xúc tiến Thương mại

Trung tâm thương mại Việt Nam tại

Dubai Phòng Chính sách và Hợp tác Quốc tế. Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng hỗ trợ và Xúc tiến Thương mại Phòng Thông tin và Nghiên cứu Thị trường Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu Văn phòng Cục XTTM tại Tp. Hồ Chí Minh Trung tâm Thương

mại của Việt Nam tại New York

các trung tâm này để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tại 15 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, có các Trung tâm/Phòng Xúc tiến thương mại trực thuộc các Sở Thương mại. Những Trung tâm/Phòng này có mối liên kết theo chiều dọc với Cục Xúc tiến Thương mại.

Bên cạnh Cục Xúc tiến Thương mại, các tổ chức hỗ trợ thương mại khác cũng hoạt động rất tích cực, đó là:

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ và độc lập, được thành lập năm 1963. Bên cạnh vai trò đại diện cho lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam, VCCI cũng tham gia thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Hàng năm, VCCI tổ chức các phái đoàn thương mại gồm các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường nước ngoài (ví dụ như Hồng Kông, Nhật Bản, Đức) và tổ chức cho các nhà xuất khẩu tham gia vào các hội chợ thương mại quốc tế. VICCI đã giới thiệu cổng thương mại VNemart (www.Việt Namemart.com) vào cuối năm 2002 nhằm xây dựng cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông qua internet. VCCI cũng cung cấp những dịch vụ marketing (chuẩn bị và giới thiệu danh bạ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử các sản phẩm thủ công mỹ nghệ), đào tạo (chủ yếu là các khoá đào tạo kinh doanh do các giáo sư từ các trường đại học và các nhà quản lý giảng dạy), cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn (lập kế hoạch quản lý và phân tích tài chính) và nghiên cứu.  Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA): Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là một tổ chức

phi chính phủ, được thành lập vào năm 1993 với mạng lưới rộng lớn từ cấp trung ương tới 64 tỉnh và thành phố ở Việt Nam (có 6.400 tổ chức thành viên gồm có các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Liên minh Hợp tác xã hỗ trợ, đại diện và bảo vệ quyền lợi của các hợp tác xã về các lĩnh vực ngành nghề thủ công nhỏ, giao thông, thương mại, dịch vụ và xây dựng. Liên minh cũng cung cấp dịch vụ tư vấn, các dịch vụ khác về pháp lý, công nghệ, thông tin, vốn, bảo đảm tín dụng và marketing. Tổ chức này thực hiện các dịch vụ hỗ trợ, bảo vệ các thợ thủ công có tay nghề giỏi và công nhân. Hàng năm, Liên minh Hợp tác xã cũng tổ chức các phái đoàn thương mại cho các nhà xuất khẩu sang thị trường nước ngoài và tham gia vào các hội chợ thương mại quốc tế. Nguồn tài chính của Liên minh Hợp tác xã có một phần từ nguồn của chính phủ.

Đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài: Có 55 Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Các thương vụ này thu thập thông tin thị trường, hỗ trợ phát triển chiến lược cho Bộ Thương mại và cung cấp thông tin về các thị trường mục tiêu cho các nhà xuất khẩu của nhiều ngành.

Đại diện Thương mại của các nước tại Việt Nam: Các đại sứ quán, các Thương vụ của nước ngoài và các văn phòng đại diện ở Việt Nam thực hiện một số hoạt động về lĩnh vực xúc tiến thương mại.

Vụ Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vụ Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua đầu tư, tín dụng, sản xuất, marketing, củng cố năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu, thông tin, dịch vụ tư vấn, và phát triển nguồn nhân lực. Các hoạt động hướng dẫn công nghệ, bảo vệ máy móc và đào tạo sẽ do trung tâm hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện., trung tâm này sẽ được xây dựng ở 03 địa điểm là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam (HRPC): Trung tâm này là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động hỗ trợ phát triển ngành thủ công mỹ nghệ từ năm 1997. Thông qua mối liên kết của trung tâm với những tổ chức thương mại khác cũng như các tổ chức chuyên về ngành thủ công trên thế giới, HRPC đã trở thành một đối tác cung cấp các dịch vụ kinh doanh cho các nhà xuất khẩu hàng thủ công ở Việt Nam, đặc biệt là thông tin thương mại. HRPC cũng là một cầu nối giữa các nhà xuất khẩu hàng thủ công với khách hàng nước ngoài và cũng chính là chiếc cầu nối các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất với những hỗ trợ tài chính từ các dự án phát triển khác. HRPC có trên 400 thành viên là các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng thủ công và cũng cung cấp các khoá đào tạo đặc biệt cho các nhà xuất khẩu chuyên về những vấn đề quản lý, kinh doanh và kỹ thuật khác nhau.

Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngành nghề nông thôn (VARISME): Hiệp hội này được thành lập vào tháng 9 năm 2002 nhằm nỗ lực tập hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực để tạo công ăn việc làm và cải thiện các điều kiện xã hội. Hiệp hội có 300 thành viên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động liên quan đến ngành thủ công. Các hoạt động chính của hiệp hội là cung cấp thông tin thị trường và đệ trình những khuyến nghị lên chính phủ theo những đề xuất của thành viên.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (VCVA): Được thành lập năm 2005 nhằm mục tiêu khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề ở Việt Nam. Hiệp hội cũng tập trung vào hoạt động đào tạo kỹ thuật, cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại. Phát triển du lịch ở các làng nghề là một xu hướng hoạt động của Hiệp hội.

Các Hiệp hội thủ công trong nước: Trong một vài năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các doanh nghiệp, một số hiệphội về thủ công mỹ nghệ đã hình thành ở một số tỉnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Nam. Bên cạnh đó, các hiệp hội cấp làng và huyện cũng được hình thành như Hiệp hội tơ lụa Vạn Phúc, Hiệp hội đồ Nội thất Văn Điểm ở tỉnh Hà Tây, Hiệp hội đồ Gốm Bát Tràng ở Hà Nội… Một trong số những nhiệm vụ chính của các hiệp hội này là hỗ trợ và giúp đỡ công ty thành viên phát triển kinh doanh và khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, tất cả các tổ chức này vẫn chưa đủ khả năng thực hiện thành công và có hiệu quả sứ mệnh của mình. Họ cần có thêm nguồn nhân lực và tài chinh.

Các dự án do quốc tế tài trợ: Có rất nhiều dự án do quốc tế tài trợ đang hoạt động nhằm thúc đẩy ngành thủ công. Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật của Đức (GTZ) gần đây bắt đầu hướng hoạt

động vào phát triển bền vững ngành thủ công chuyên về mây ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Bình. Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ (VNCI) và Cơ quan Phát triển Đan Mạch (DANIDA) hỗ trựo các nhà xuất khẩu hàng thủ công về các lĩnh vực phát triển thiết kế và xúc tiến thương mại. Chương trình Phát triển Dự án (MPDF) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cung cấp các khoá đào tạo xây dựng năng lực cho các nhà xuất khẩu, Tổ chức Phát triển của Hà Lan (SNV) đang có những hoạt động với các công ty chuyên về thêu và cói ở tỉnh Ninh Bình.

Trong khi hầu hết những tổ chức trên đều thực hiện các hoạt động theo những lĩnh vực xúc tiến thương mại và xây dựng năng lực cho các nhà xuất khẩu từ nhiều ngành, không một tổ chức nào chuyên biệt về phát triển ngành thủ công trừ Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam. Một số tổ chức trong số đó không có khả năng cung cấp các dịch vụ phát triển năng lực để có thể trực tiếp tác động và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Về chất lượng, các khoá đào tạo của các tổ chức này đều đạt chất lượng tốt. Tuy nhiên, hầu hết chương trình đào tạo hiện nay đều thiên về những khái niệm chung, chưa đáp ứng được nhu cầu, đề cập đến nhiều lý thuyết hơn là thực hành, trên cơ sở cung cấp thông tin hơn là kỹ năng thành thạo trong công việc. Kết quả là, nhiều nhà xuất khẩu còn do dự khi quyết định tham gia vào các khoá học này.

Những điều tương tự cũng xuất hiện trong các dịch vụ thông tin thương mại. Theo một cuộc khảo sát do MARD-JICA thực hiện, 80% các nhà xuất khẩu sản phẩm thủ công thiếu thông tin thị trường và hầu hết họ đều cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng. Trong khi các doanh nghiệp thủ công ở khu vực đô thị có thể nắm bắt được một số thông tin thị trường và có khả năng cạnh tranh hơn thì những doanh nghiệp ở khu vực nông thôn và ở một số tỉnh (Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Nghệ Anh, Quảng Nam) có rất ít hoặc hoàn toàn không có thông tin về xu hướng thị trường và giá cả của sản phẩm.

Việc thiếu thông tin thương mại của ngành thủ công cũng là một trở ngại cho các nhà hoạch định chính sách các cấp trên toàn quốc, điều này một mặt làm cho các hoạt động hỗ trợ kém hiệu quả hơn và mặt khác còn có thể gây ra những tổn hại cho hoạt động bảo tồn các di sản về nghề thủ công truyền thống.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam..doc (Trang 28 - 31)