Các dịch vụ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam..doc (Trang 33 - 35)

3 Các điều kiện về khung chính sách

3.5 Các dịch vụ xuất khẩu

Các tổ chức kiểm soát chất lượng độc lập như SGS (Thuỵ Sỹ), OMIC (Nhật Bản), Vinacontrol (Việt Nam) hiện đang hoạt động tại Việt Nam và được các nhà nhập khẩu uỷ quyền để kiểm tra. Các công ty chuyên về xông khói cũng rất sẵn và hoạt động khá hiệu quả.

Tuy nhiên, bản thân các nhà xuất khẩu thường phải nghiên cứu các chi tiết kỹ thuật bắt buộc đối với sản phẩm, các yêu cầu kỹ thuật này được thiết lập ở những thị trường chính để bảo vệ sức khoẻ khách hàng, đảm bảo an toàn và môi trường. Thực tế, vẫn có nhiều những vấn đề mang tính kỹ thuật nằm ngoài sự kiểm soát cảu các nhà xuất khẩu hàng thủ công, chẳng hạn như kỹ thuật giữ cho các sản phẩm cói và bèo tây không bị mốc, giữ cho mầu sắc của những nguyên liệu này tự nhiên, hay đảm bảo sự thống nhất về màu sắc cho những đơn hàng lớn. Một số vấn đề về kỹ thuật có thể được các viện nghiên cứu ở Việt Nam thực hiện, tuy nhiên, các viện nghiên cứu này thường lại không hiểu rõ các yêu cầu của thị trường.

Các dịch vụ vận chuyển được cung ứng rộng rãi thông qua các công ty khác nhau (nhà nước, tư nhân hoặc công ty nước ngoài). Có hàng trăm các công ty tàu biển và các hãng vận chuyển ở Việt Nam, sản phẩm thủ công có thể được vận chuyển từ Việt Nam tới bất kỳ nước nào trên thế giới (thậm chí có cả dịch vụ giao hàng “tận cửa”) bằng đường biển hoặc bằng hàng không, thậm chí bằng cả xe tải sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, và Campuchia. Các công ty tàu biển và các hãng giao nhận cũng cung cấp các dịch vụ đóng gói và xếp tàu (cả ở Việt Nam và khi đến nước ngoài). Dịch vụ đóng gói chuyên nghiệp được cung cấp theo yêu cầu.

Các hãng chuyển phát nhanh ở Việt Nam như DHL, UPS, FedEx, EMS… cũng góp phần làm cho các hoạt động giao dịch giữa các nhà xuất khẩu và khách hàng nước ngoài được thuận lợi. Tuy nhiên, cước phí hàng không và đường biển ở Việt Nam đắt hơn nhiều so với Trung Quốc, đây là một trong những vấn đề mấu chốt làm giảm đi sức cạnh tranh của ngành thủ công và mỹ nghệ Việt Nam.

4 Phân tích SWOT

Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành thủ công Việt Nam được tóm lược theo bảng dưới đây:

Điểm mạnh Điểm yếu

• Nguồn nguyên liệu thô lớn

• Lực lượng lao động lành nghề

• So với những đối thủ cạnh tranh chính như Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Việt Nam có

• Chi phí lao động thấp hơn so với Trung Quốc từ 25-30%

• Các làng nghề đa dạng với nền văn hoá đa sắc tộc và phong phú, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm thủ công

• Kỹ năng xuất khẩu phát triển nhanh chóng.

• Hợp tác thành lập công ty.

• Có danh tiếng tốt về nguồn cung cấp sản phẩm đáng tin cậy

• Có khả năng đáp ứng những yêu cầu về đơn hàng lớn

• Kỹ năng và kinh nghiệm xuất khẩu được tích luỹ trong những năm gần đây.

• Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế lớn đã tới tìm kiếm nguồn hàng ở Việt Nam và trên thực tế họ đã thiết lập đại lý và cơ sở thu mua tại Việt Nam.

• Chính sách hỗ trợ của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi với mạng lưới rộng khắp gồm các tổ chức và thể chế tham gia.

quy mô sản phẩm hạn chế hơn.

• Ít có đổi mới trong thiết kế đã hạn chế tiềm năng tăng trưởng. Việt Nam còn thiếu các nhà thiết kế sản phẩm thủ công được đào tạo bài bản, trong khi những nhà thiết kế này lại luôn sẵn có ở các nước khác.

• Thiếu kỹ năng quản lý và nhân sự làm công tác quản lý/bán hàng có chuyên môn.

• Thiếu chương trình đào tạo cho các công nhân chuyên về dệt và đồ gỗ.

• Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu dẫn đến tình trạng những thành tựu về nghiên cứu và phát minh của các tổ chức này không được sử dụng

• Cấp độ tổ chức ngành còn thấp. Thiếu một Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ cấp quốc gia.

• Thiếu thông tin thị trường về xu thế xuất khẩu, cơ hội, các quy chế, khách hàng và giá cả

• Các ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển như sơn, xử lý nguyên liệu thô…

• Giá cước vận chuyển bằng đuờng biển và bằng đường hàng không đều cao

Cơ hội Nguy cơ

• Chính sách mở thị trường của nhà nước

• Việt Nam đang trong quá trình gia nhập WTO và hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới

• Hình ảnh của Việt Nam được coi như một địa điểm cung cấp hàng đầu cho thị trường thế giới về sản phẩm thủ công.

• Nhu cầu ổn định của thị truờng thế giới đối với những phụ kiện dùng trong nhà và hàng quà tặng.

• Có cơ hội về các nhóm sản phẩm như đồ dùng trong vườn và theo mùa, đồ thuỷ tinh, kim loại và sản phẩm giấy

• Lượng khách du lịch tăng lên sẽ mở ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm.

• Việt Nam phụ thuộc vào một số những khách hàng quốc tế lớn nhiều hơn so với các nước khác

• Nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên nếu không có kế hoạch khai tác được tổ chức hợp lý

• Phụ thuộc vào 04 nhóm sản phẩm chỉ làm cho Việt Nam dễ bị tác động khi mô hình tiêu thụ có sự thay đổi, ví dụ như việc giảm nhu cầu về các sản phẩm giỏ đan.

• Cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Các đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ sản xuất sản phẩm vừa rẻ vừa có chất lượng tốt.

• Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng có thể dẫn tới việc giảm lực lượng lao động trong các ngành thủ công và làm cho giá lao động tăng lên.

Các loại nguyên liệu thô được đề cập 2 lần trong bảng phân tích SWOT cả về điểm mạnh và nguy cơ. Nhìn chung, tất cả các nguyên liệu thô hiện đều có sẵn. Tuy nhiên, vẫn có mối quan ngại lớn của các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công về sự sẵn có của một số loài nguyên

liệu thô cụ thể, các nguyên liệu này thực sự cần thiết cho hoạt động sản xuất, đặc biệt là ở các tỉnh có sức sản xuất hàng thủ công mạnh. Một số loài đã trở nên khan hiếm và vẫn chưa có phương thức khai thác mang tính bền vững đối với những loại nguyên liệu này như ở Trung Quốc.

Như đã được đề cập trước đó, chuỗi cung ứng nguyên liệu thô trong nước có tiềm năng đặc biệt trong công tác giảm đói nghèo ở nông thôn. Từ thực tế rằng Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu nguyên liệu tre từ Trung Quốc và 50% nguyên liệu mây nhập khẩu từ Lào và Campuchia cho thấy tiềm năng dành cho công tác giảm đói nghèo đã không được tận dụng triệt để. Trước khi tình hình ngày càng diễn biến xấu hơn, lĩnh vực này cần phải được khắc phục với những biện pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam..doc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w