Ưu tiên chiến lược dài hạn

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam..doc (Trang 47 - 50)

7 Đánh giá triển vọng của các bên tham gia.

8.1 Ưu tiên chiến lược dài hạn

Trên cơ sở những đánh giá về tiềm năng của các bên tham gia, việc huy động nguồn lực nên thực hiện ở hai cấp. Về ưu tiên chiến lược dài hạn, các chương trình nhằm nâng cao hợp tác hiệu quả giữa các các cơ quan liên quan đến ngành thủ công, đảm bảo cung cấp nguyên liệu thô bền vững và xây dựng năng lực vững chắc về những dịch vụ cần thiết trong nước.

Thiết lập Ban Định hướng quốc gia ngành thủ công

Hợp lý hoá các chính sách và thông tin giữa các cấp trung ương và địa phương là một yếu tố rất quan trọng cần phải thực sự lưu ý. Để nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan, cần phải có một Ban Định hướng cho ngành thủ công cả ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Ban này sẽ không thực hiện các dự án nhưng lại có chức năng điều phối và tư vấn cho chính phủ và những ban ngành liên quan. Để đảm bảo năng lực điều phối, hội đồng của Ban này nên trực tiếp trực thuộc Chính phủ và Ban thư ký gắn liền với các bộ chủ chốt.

Thành viên nòng cốt của Ban Định hướng Quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ nên là (1) Bộ Thương mại, (2) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (3) Bộ Công nghiệp, (4) Bộ Văn hoá và Thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã

hội và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Nguồn tài chính: Từ Ngân sách Chính phủ.

Các chương trình khởi xướng hoạt động trồng cây gây rừng, khai thác bền vững và chế biến nguyên liệu thô (Chịu trách nhiệm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

o Khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt đối với mây, tre, đất sét, gỗ, đá và lụa để đánh giá hoạt động lưu kho và các nguồn trên thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động phân phối và xác định sự sẵn có trên thực tế phục vụ sản xuất.

o Triển khai các dự án và chiến lược về trồng mới và các chương trình khai thác đối với nguyên liệu trong nước. Hoạt động này gồm có phân bổ các nguồn lực thích hợp, bao gồm nguồn nhân lực và nguồn tài chính.

o Nghiên cứu về việc mở rộng sản xuất nông nghiệp nhằm cải thiện chất luợng của cói (sedge)

o Chương trình tín dụng và hoạt động của Quan hệ đối tác giữa Nhà nước-Tư nhân (PPP) với các nhà xuất khẩu và khách hàng lớn nhằm tạo ra các nguồn nguyên liệu.

o Chương trình trồng và khai thác cấp tỉnh, liên kết giữa các khu vực cung cấp với khu vực sản xuất trên cơ sở ký kết hợp đồng.

o Hỗ trợ các nhà xuất khẩu vận hàng chuỗi cung ứng nguyên liệu thô theo cách kết hợp.

o Hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến (thân thiện với môi trường).

o Thiết lập các tiêu chuẩn thích hợp hoặc các hệ thống phân loại nguyên liệu thô vì chất lượng của sản phẩm cuối cùng phụ thuộc chủ yếu và chất lượng nguyên liệu thô.

o Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu (gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghệ.

Các nguồn tài chính: (1) từ Chính phủ / Quyết định 132; (2) từ chương trình 5 triệu ha; (3) từ ngân sách cho phát triển NTFP ; (4) Dự án ODA; (5) Dự án INGO; (6) Dự án Quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân.

Thành lập Trung tâm Thiết kế và Phát triển sản phẩm đảm bảo cung cấp hoạt động đào tạo thường xuyên cho các nhà thiết kế ngành thủ công mỹ nghệ (Đơn vị có trách nhiệm: Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại).

o Trung tâm chuyên về ngành thủ công mỹ nghệ (có thể là một phần của Trung tâm Phát triển và Thiết kế Sản phẩm quốc gia - là Trung tâm mà các ngành khách cũng tham gia).

o Hỗ trợ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đào tạo các nhà thiết kế cho ngành thủ công mỹ nghệ và liên kết các nhà thiết kế với các nhà xuất khẩu dưới dạng những chương trình thực tập.

o Thuê các nhà thiết kế trong nước làm việc trong ngành thủ công (nên có hình thức khuyến khích và tặng thưởng) và có sự cộng tác giữa chuyên gia trong nước/chuyên gia nước ngoài - những người nắm bắt được xu hướng thị trường và có khả năng thiết

kế những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thị trường.

o Đào tạo những nhà thiết kế có chuyên môn cho ngành thủ công mỹ nghệ

o Trưng bày những sản phẩm đặc trưng của các nhà xuất khẩu

o Tổ chức thi thiết kế cấp nhà nước.

Nguồn tài chính: Quỹ Xúc tiến Thương mại của Nhà nước, từ các nhà xuất khẩu, các nhà tài trợ quốc tế (thường thông qua các chương trình chuyên gia tình nguyện)

Đào tạo nghề (Cơ quan có trách nhiệm: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội/ Vụ Đào tạo nghề)

o Cung cấp các khoá đào tạo kỹ năng cho các công nhân làm nghề gỗ và những tiểu ngành khác trên cơ sở về nhu cầu thực tế của các nhà xuất khẩu.

o Đào tạo kỹ năng hoàn thiện sản phẩm, đặc biệt là khâu hoàn thiện bề mặt sản phẩm sơn mài, sơn, chạm khảm và mạ.

o Đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật, đây là lĩnh vực hiện vẫn chưa được triển khai hiệu quả ở Việt Nam nhằm phát triển các chuỗi sản phẩm mới như đúc kim loại, mạ các sản phẩm trang sức, sản phẩm giấy thủ công (paper quilting), thảm…

o Tổ chức các chương trình “từ làng đến làng” (Village to village) nhằm hợp tác với các làng nghề ở các nước khác.

Nguồn tài chính: (1) Từ Chính phủ / Quyết định 132; (2) từ các nhà xuất khẩu và học viên; (3) từ các dự án do quốc tế tài trợ;

Tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn (Cơ quan có trách nhiệm: Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước)

o Đưa ngành thủ công mỹ nghệ vào hạng ưu tiên

o Xem xét tỉ lệ thế chấp thấp cho ngành

o Cân nhắc về tỉ lệ lãi xuất thấp đối với vốn vay

o Có khung thời gian linh hoạt đối với tín dụng ngắn hạn

o Xem xét việc sử dụng hợp đồng và Thư tín dụng (L/C) như tài sản thế chấp. Nguồn tài chính: Không có yêu cầu về nguồn tài chính, chỉ khuyến nghị về chính sách.

Triển khai hội trợ thương mại ngành thủ công được quốc tế thừa nhận (Cơ quan chịu trách nhiệm: Hiệp hội các nhà xuất khẩu hàng thủ công Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại.)

o Hỗ trợ kỹ thuật và marketing cho một hội trợ thương mại hiện tại.

o Tạo ra một liên kết hoàn chỉnh các khâu máy bay, khách sạn, giao thông trên bộ, khu nghỉ… để thu hút khách hàng.

o Khảo sát các khách hàng nước ngoài để xác định thời điểm tốt nhất tổ chức sự kiện, giới thiệu một số cuộc trưng bày ở khu vực khác mà khách hàng muốn hoặc có ý định tham dự trong suốt thời gian viếng thăm.

o Giới thiệu hội trợ trên các báo thương mại, thông qua các đại diện thương mại, thông qua thư từ cho các nhà nhập khẩu và các hiệp hội trên thế giới.

o Thành lập một ban tư vấn gồm những nhà xuất khẩu và những nhà trưng bày sản phẩm hàng đầu của Việt Nam.

o Đào tạo các nhà trưng bày sản phẩm nhằm nâng cao kiến thức trang trí và thiết kế gian hàng.

o Tổ chức các phái đoàn của người mua vào Việt Nam.

Nguồn tài chính: (1) Quỹ xúc tiến thương mại của nhà nước; (2) từ các nhà xuất khẩu/các nhà trưng bày sản phẩm; (3) các nhà tài trợ khác.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam..doc (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w