PHẨM HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU
4.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾTVẤN ĐỀ 1 Dự báo triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hàng
4.2.1 Dự báo triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc đến năm 2020
4.2.1.1 Dự báo sản xuất và XK hàng may mặc trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam tới năm 2020
Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu phát triển của ngành. Ngành dệt may phải được đa dạng hóa sở hữu, quy mô và loại hình doanh nghiệp, đồng thời chuyển dịch mạnh các cơ sở dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn.
Cụ thể mục tiêu phát triển ngành may mặc: 1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2020 - Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 - 18% 12 - 14%
- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15%
Nguồn: tapchicongnghiep.vn
Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:
Bảng 4.2: Mục tiêu ngành Dệt may tới năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2008
Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020
1. Doanh thu triệu USD 9.100 14.800 22.500 31.000 2. Xuất khẩu triệu USD 6.934 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao động nghìn người 3.5150 2.500 2.750 3.000
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 36 50 60 70
5. Sản phẩm chính: - Bông xơ - Xơ, sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - Sản phẩm may 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn triệu m2 triệu SP 10 - 345 675 1.212 20 120 350 1.000 1.800 40 210 500 1.500 2.850 60 300 650 2.000 4.000 Nguồntừ: tapchicongnghiep.vn 4.2.1.2 Dự báo triển vọng thị trường sản phẩm hàng may mặc CTCP May 10 và khả năng thực hiện chiến lược phát triển hàng may mặc của ngành may mặc
Do ảnh hưởng suy giảm của kinh tế toàn cầu, nhất là thị trưởng Mỹ, EU và Nhật Bản dẫn đến đơn hàng may sẽ giảm 20% trong quí 1 và 15% trong quí 2; trên thị trường sợi, giá bán tiếp tục thấp do giá vật liệu thấp và cạnh tranh gay gắt; các doanh nghiệp phân phối, ngoài sức mua giảm còn chịu áp lực cạnh tranh trực tiếp của việc mở cửa thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Đứng trước những khó khăn về thị trường tiêu thụ và giải quyết việc làm cho 2 triệu lao động, ngành dệt may đang tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời triển khai các chính sách về tài chính, an sinh xã hội, tổ chức và nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 9,5-10 tỷ USD, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động...
Trong bối cảnh thị trương xuất khẩu bị thu hẹp, tiếp tục duy trì thị trường truyền thống, chủ động tìm kiếm những thị trường mới nằm trong chiến lược phát triển của toàn ngành. Và ngoài những thị trường truyền thống như: Mỹ; EU; Nhật Bản thì đồng thời khai thác thị trương mới đầy tiềm năng tại Trung Đông, Nam Phi, Nga, mở rộng thêm thị trường ở Châu Á.
4.2.1.3 Dự báo triển vọng thị trường sản phẩm hàng may mặc của côngty
Trong những năm tới đây CTCP May 10 vẫn tập trung vào những thị trường trọng yếu như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada…. nhưng cơ cấu thị trường thì có sự thay đổi những thị trường tiềm năng như Hoa kỳ và EU càng ngày càng đươc coi trọng do nhu cầu từ những thị trường này không ngừng tăng lên qua các năm, đồng thời CTCP May 10 muốn hướng đến sản xuất những mặt hàng cao cấp hơn tới người tiêu dùng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đang đòi hỏi của những thị trường này, bên cạnh đó thì không ngừng tìm kiếm và khai thác những thị trường mới ở trong khu vực Asean và các thị trường ở Châu Phi.