Về phía nhà quản lí vĩ mô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ xuất khẩu tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc.doc (Trang 42 - 48)

PHẨM HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU

4.3.2Về phía nhà quản lí vĩ mô

4.3.2.1 Về phía Chính phủ

a/ Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua thuế XNK .

Đối với thuế xuất nhập khẩu: Miễn lâu dài thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu sản phẩm hàng may mặc để hỗ trợ cho các DN có đủ nguyên liệu khai thác tối đa công suất hoạt động;

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoàn thuế để nâng cao hiệu quả tác động của cơ chế này đối với giá cả hàng XK nói chung và hàng may mặc XK nói riêng trong cơ chế hoàn thuế.

Áp dụng khung thuế suất tương đương với các nước trong khu vực là từ 0-30%, đối với các dự án đầu tư XK nên quy định tỷ lệ sản phẩm XK từ 80% xuống 60 hoặc 70%

Để khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu phụ liệu cho hoạt động sản xuất hàng may mặc cần khuyến khích mọi hình thức hợp tác với nước ngoài trong việc

4.3.2.2 Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua tín dụng xuất khẩu

Một là, Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng nói chung đều phải tăng cường quan hệ với các DN để thu hút khách hàng, NH phải đưa ra được dịch vụ có chất lượng và thuyết phục được DN, NH tổ chức thông qua các hội nghị khách hàng hàng năm, thành lập các tổ tư vấn thường xuyên gửi thông báo và các vấn đề có liên quan tới khách hàng của mình.

Hai là, Về thẩm định dự án: NH kết hợp chặt chẽ với chính quỳên địa phương trong việc tìm hiểu người vay, giải ngân thích hợp theo từng giai đoạn phù hợp.

Ba là, Đối với NHNNVN cần bảo đảm nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp dệt may để nhập khẩu nguyên phụ liệu; hướng dẫn các công ty tài chính thực hiện việc hỗ trợ lãi suất như các ngân hàng thương mại; bố trí nguồn vốn vay lưu động bằng tiền đồng Việt Nam cho CTCP May 10 vay để mua 5 triệu USD nhập khẩu bông dự trữ trong thời hạn 1 năm và được hỗ trợ lãi suất ưu đãi; hướng dẫn các ngân hàng thương mại nhà nước xem xét, điều chỉnh lại mức lãi suất vay hợp lý theo từng thời điểm và hoãn 1 năm trả nợ gốc đối với các dự án đầu tư trọng điểm của ngành dệt may đang vay tại các ngân hàng thương mại nhà nước.

Bốn là, Mở rộng bảo lãnh của quỹ hỗ trợ phát triển cho các DN

Năm là, Việc ưu đãi lãi suất nên theo hướng có thưởng lãi suất cho những người vay sử dụng vốn có hiệu quả, trả nợ tốt.

Sáu là, Nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ việc hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn lưu động bằng ngoại tệ.

Bảy là, Các NHTM xem xét, điều chỉnh lại mức lãi suất vay hợp lý theo từng thời điểm, hoãn 01 năm trả nợ gốc và kéo dài thời hạn vay tối đa 12 năm (kể cả các dự án thành phần) đối với các dự án đầu tư trọng điểm của ngành dệt may đang vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam .

Tám là, Nhà nước cần xem xét mức ưu đãi lãi suất tín dụng hợp lý so với lãi suất tín dụng thương mại trên thị trường, hợp lý được biểu thuế vừa mang tính khuyến khích của chính sách hỗ trợ đối với người được hưởng ưu đãi, vừa phù hợp với khả năng đảm bảo hỗ trợ của nền kinh tế mà không gây ảnh hưởng đến lạm phát, hiện nay theo quy định lãi suất tín dụng ưu đãi chỉ bằng khoảng 50%-70% so với lãi suất tín dụng thương mại. Tuy nhiên nếu so với lãi suất tín dụng bằng ngoại tệ thì lãi suất tín dụng ưu đãi lại cao hơn 1,5 lần nghĩa là nếu tỷ giá đồng VN ổn định thì mức lãi suất tín dụng ưu đãi xuất khẩu hiện nay không có nghĩa đối với việc thực hiện tăng sức cạnh tranh của cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trong nước trước các doanh nghiệp nước ngoài, vì vậy trong những năm tới nhà nước cần xem xét mức lãi suất tín dụng tối thiểu bằng lãi suất tín dụng ngoại tệ cộng chỉ số lạm phát trong năm hoặc có thể thấp hơn khi cần thiết khuyến khích vào các dự án đặc biệt.

Chín là, Nhà nước cần quy định thời hạn cho vay hợp lý, đối với vốn vay lưu động thời hạn trên dưới 1 năm có thể căn cứ vào độ dài thời vụ, cộng với thời hạn thanh toán sau khi giao hàng. Đối với vay đầu tư sửa chữa hay đầu tư mới vào tài sản cố định, thời hạn vay nên căn cứ vào quy định khấu hao tài sản của nhà nước.

Mười là, Đối xử bình đẳng với giữa các thành phần kinh tế khi tiếp xúc nguồn vốn tín dụng, những biện pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đối với khu vực tư nhân,với để khuyến khích các DN liên doanh tham gia đầu tư cần giảm mức đạt doanh thu hàng năm từ 80% xuống còn 60-70% là hợp lý hơn.

4.3.2.3 Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ qua tỷ giá hối đoái.

Một là: Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam.

Nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần, tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHNN trong việc xác

thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại …

Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Hai là: Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu qủa bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn và thị trường hoán chuyển để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ tự bảo vệ mình.

Ba là: Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh TGHĐ Việt Nam.

Để đảm bảo cho tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên từng bước loại bỏ dần việc qui định khung tỷ giá với biên độ quá chặt của Ngân hàng nhà nước đối với các giao dịch của các NHTM và các giao dịch quốc tế (Hiện nay biên độ này là +/─5%).

Bốn là: Thực hiện chính sách đa ngoại tệ.

Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi.

Chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như đồng EURO, yên Nhật vì hiện nay EU, Nhật là những thị trường

xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của TGHĐ danh nghĩa.

Năm là: Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam.

Tạo khả năng chuyển đổi từng phần cho đồng tiền Việt Nam: đồng tiền chuyển đổi được sẽ tác động tích cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư , hạn chế tình trạng lưu thông nhiều đồng tiền trong một quốc gia. Hiện tượng đô la hóa nền kinh tế được hạn chế. Việc huy động các nguồn lực trong nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó năng động hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, muốn tạo khả năng chuyển đổi cho VND phải có đủ lượng ngoại tệ dự trữ và nền kinh tế vững mạnh. Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam phải được nhanh chóng cải thiện.

Sáu là: Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, chính phủ phải tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp hành chính của Chính phủ.

Bảy là: Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao.

Chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua 3 công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Tuy nhiên, NVTTM nội tệ là công cụ quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng, vì vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia, bên cạnh đó nó còn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ, dẫn đến nguy cơ tạo ra lạm phát. Để giảm lạm phát người ta tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong thị trường mở nội tệ, từ đó làm giảm cung nội tệ và lạm phát

Đối với chính sách tài chính tiền tệ, tăng cường sử dụng nguồn vốn trong nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách, phương án tốt nhất để thực hiện bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước là bằng vốn vay trong nước, hạn chế tối đa việc vay nợ nước ngoài.

Cuối cùni là:Vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Hoạt động dự báo có một tầm quan trọng rất lớn trong việc phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ. NHTW có thể sử dụng các nhân tố cơ bản như thuyết PPP, hiệu ứng Fisher quốc tế để dự báo. Ngoài ra, NHTW cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách có hệ thống để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt. Nhanh chóng thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro. Trong điều kiện tỷ giá hiện nay tiềm tàng nhiều nhân tố bất ổn chúng ta cần phải gấp rút triển khai các công cụ phòng ngừa rủi ro. Chính phủ đã cho phép các NHTM thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ. Vấn đề là các NHTM và doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp có thu, chi bằng ngoại tệphải nhanh chóng sử dụng các công cụ này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

4.3.2.2 Về phía ngành may mặc

a/Giải pháp :

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao về quản lý, kỹ thuật công nghệ, thiết kế thời trang…; Mở rộng hợp tác với nước ngoài, nâng cấp các trường dạy nghề, cải tiến phương pháp đào tạo cho sát thực tế.

- Xây dựng quan hệ lao động hài hoà giữa người sử dụng lao động với người lao động. Chăm lo và cải thiện đời sống cho người lao động, có chính sách thoả đáng để bồi dưỡng và thu hút nhân tài làm việc cho các DN.

- Khuyến nghị các DN tiếp tục di dời các cơ sở sản xuất may mặc về các thị tứ, vùng nông thôn nhằm giải quyết được bài toán lao động, di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm vào các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải; xúc tiến kêu gọi các DN nước ngoài đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu. Ra sức tiết giảm chi phí nhằm duy trì khả năng cạnh tranh, thu hút đơn hàng.

- Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, các DN; các hiệp hội, các nhà nhập khẩu, bán lẻ, các đối tác Hoa kỳ kiên quyết đấu tranh chống lại cơ chế giám sát nhập khẩu và chống bán phá giá của Hoa kỳ hoặc giảm thiểu tác động của cơ chế này đối với ngành. Đồng thời tăng cường vận động để Hoa kỳ không áp dụng các chính sách gây phương hại đến xuất khẩu dệt may VN vào Hoa kỳ.

- Tạo điều kiện tiếp nhận làn sóng chuyển dịch sản xuất từ các nước phát triển và công nghiệp mới. Hết sức chú ý xây dựng và tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới, từng bước tham gia vào kết tiêu thụ sản phẩm.

b/ Đề xuất và kiến nghị :

- Có các giải pháp ổn định và cải thiện kinh tế vĩ mô ( hạ tầng cảng biển, tín dụng, lãi suất ngân hàng, xử lý nước thải…nhằm tiết giảm chi phí cho các DN.

- Chỉ đạo và hỗ trợ ngành nhằm tạo ra bước đột phá trong việc giải quyết vấn đề lao động, từng bước xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà nhằm ổn định lâu dài nguồn lao động cho ngành.

- Xem xét và giải quyết các kiến nghị của Ngành về giảm thuế nhập khẩu xơ sợi, máy móc thiết bị…

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ xuất khẩu tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc.doc (Trang 42 - 48)