Quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ xuất khẩu tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc.doc (Trang 39 - 41)

PHẨM HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU

4.2.2Quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc sang thị trường EU

khẩu sản phẩm hàng may mặc sang thị trường EU

4.2.2.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc.

a/ Chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua thuế xuất nhập khẩu

Việc xây dựng hoàn chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu phải dựa trên nguyên tắc khuyến khích xuất khẩu và hỗ trợ có trọng điểm, có thời hạn một số ngành sản xuất trong nước. Thông qua hệ thống các mức thuế được xác định một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với trình độ phát triển sản xuất, hệ thống chính

sách thuế sẽ thực hiện vai trò khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ hữu hiệu và đúng hướng cho những ngành có lợi thế cạnh tranh, hay những ngành sản xuất mũi nhọn trong kế hoạch công nghiệp hoá đất nước.

b/Chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua tín dụng

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua tín dụng phải đảm bảo được yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng may mặc thông qua việc cung cấp vốn vay cho các DN.

Chính sách phải phù hợp với thông lệ và các cam kết song phương hoặc đa phương của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Và phải đáp ứng phát triển kinh tế bền vững trong lĩnh vực hàng may mặc nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.

c/ Chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua tỷ giá hối đoái

Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang có nhiều thay đổi về mặt chính sách. Riêng đối với chính sách quản lí ngoại hối hiện nay, Việt Nam đang xây dựng pháp lệnh về ngoại hối trên nguyên tắc tự do hoá trao đổi các giao dịch vãng lai, từng bước nới lỏng quản lí ngoại hối đối với các giao dịch vốn, tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối của chúng ta hoạt động phong phú, đa dạng hơn là định hướng chính sách quản lý ngoại hối. Điều đó có nghĩa là chính sách tỷ giá của chúng ta sẽ theo hướng ngày càng trở nên linh hoạt. Đương nhiên, đồng đô la Mỹ vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong các giao dịch về thương mại và các giao dịch vốn của nền kinh tế Việt Nam. Chính sách tỷ giá của Việt Nam cũng sẽ theo hướng tách rời sự neo buộc vào đồng đô la Mỹ để gắn kết vào một số ngoại tệ khác. Chúng ta sẽ lựa chọn nhiều ngoại tệ, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cung ứng bảo hiểm rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái, cho phép các ngoại tệ mạnh trên lãnh thổ Việt Nam được tự do chuyển đổi.

các dịch vụ hối đoái do các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại cung ứng trên thị trường.

4.2.2.2 Phương hướng hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc

Cần khuyến khích phát triển theo chiều rộng sang khuyến khích phát triển theo chiều sâu, đặc biệt cần tập trung vào các yêu cầu nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm hơn là mở rộng phạm vi sản xuất.

Cần tăng cường năng lực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc thuộc mọi thành phần kinh tế trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cần được tăng cường hiệu quả tác động trên cơ sở vừa hoàn thiện các công cụ của chính sách, vừa tăng cường năng lực thực thi chính sách của các cơ quan quản lí nhà nước.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ xuất khẩu tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc.doc (Trang 39 - 41)