Lập biểu mặt phẳng điều khiển trên kênh HS-DSCH

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến HSPA (Trang 79)

R6 đưa ra F-DPCH riêng cho điều khiển công suất, vì thế kênh mang vô tuyến báo hiệu cho lớp 3 từ RNC đến UE sẽ được phát trên HS-DSCH. Nghĩa là bộ lập biểu MAC- hs trong nút B sẽ được thiết kế để sử lý lập biểu liên kết mặt phẳng người sử dụng và mặt phẳng điều khiển trên kênh chia sẻ HS-DSCH (hình 4.21). Báo hiệu điều khiển bao gồm các bản tin RRC và các báo hiệu mạng lỗi. Một trong các lợi ích của việc phát các bản tin này trên HS-DSCH thay vì người sử dụng DCH tiêu chuẩn liên kết như ở R5 là giảm tối đa trễ báo hiệu do tốc độ số liệu trên kênh HS-DSCH cao. Vì một số bản tin RRC được coi là nhạy cảm trễ, bộ lập biểu gói MAC-hs phải các bản tin RRC ngay sau khi chúng đến nút B. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bản tin RRC trong quá trình chuyển ô phục vụ HS-DSCH. Để thực hiện điều này, một giá trị SPI (chỉ thị mức ưu tiện) cao được gán cho các luồng số liệu của mặt phẳng điều khiển trên HSDPA để nút B biết được rằng các luồng này có mức ưu tiên lập biểu cao. Vì thế mỗi khi một PDU mới đến nút B với chỉ thị SPI rằng nó là một bản tin RRC, nó sẽ được lập biểu ngay tại TTI tiếp theo. Vì kích thước bản tin RRC thường được giới hạn vài trăm bít, nên các bản tin này có thể được sử dụng với một mã HS-PDSCH. Vì thế trước hết bộ lập biểu MAC-hs phải tham vấn chức năng thích ứng đường truyền và tính toán công suất cần thiết cho truyền dẫn bản tin RRC, sau đó công suất và các mã PDSCH còn lại mới được sử dụng cho lập biểu thông thường cho lưu lượng mặt phẳng người sử dụng theo các giải thuật được xét trong các phần trước. Cách làm này cho phép thực hiện dễ dàng lập biểu hiệu quả liên kết mặt phẳng điêu khiển và lưu lượng mặt phẳng người sử dụng trên HS-DSCH bằng cách sử dụng phân biệt QoS theo các thiết lập mức độ ưu tiên và ghép kênh theo mã.

Hình 4.21. Lập biểu cả hai mặt phẳng điều khiển và lưu lượng mặt phẳng người sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến HSPA (Trang 79)