Các kênh hoạt động của HSDPA

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến HSPA (Trang 48 - 50)

Các kênh cần thiết cho hoạt động của HSDPA đó là:

1. Đối với R5 (như trong hình 3.4)

 HS-DSCH (kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao) mang số liệu gói tốc độ cao

 HS-SCCH (kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao) mang thông tin về số mã trải phổ và phương pháp điều chế được sử dụng cho đầu cuối để đầu cuối có thể giải trải phổ và giải điều chế đúng

2. Đối với R6

Bổ xung thêm kênh đường lên F-DCH (kênh DCH một đoạn): chỉ mang thông tin về điều khiển công suất đường lên cho trường hợp chỉ truyền số liệu gói

So sánh tính năng kênh DCH trong WCDMA và HS-DSCH trong HSPA

Trước khi so sánh ta cần lưu ý một số điểm khác nhau giữa WCDMA và HSPA. WCDMA sử dụng các kênh FACH, DCH và DSCH để truyền số liệu gói, trong đó FACH truyền số liệu gói nhỏ, DCH là kênh chính còn DSCH để truyền các gói có tốc độ cao hơn. HSPA thực chất thay thế kênh WCDMA DSCH bằng kênh HSDPA DSCH (trong R5 vẫn còn sử dụng WCDMA DSCH nhưng trong R6 kênh này không còn được sử dụng nữa). Trong R5, kênh DCH luôn đi cùng với kênh HSDPA DSCH (hình 3.16). Nếu số liệu không được truyền thì DCH là kênh mang vô tuyến báo hiệu (SRB: Signalling Radio Bearer). Trong trường hợp dịch vụ chuyển mạch kênh (AMR hoặc video) được truyền song song với số liệu PS, thì các dịch vụ CS được mang trên kênh này. Trong R6 báo hiệu có thể được truyền trên kênh F-DCH (Practional DCH: DCH một phần). Trong R5, số liệu người sử dụng số liệu người sử dụng luôn được truyền trên DCH (khi HSDPA tích cực), trong khi R6 sử dụng E-DCH (DCH tăng cường) cho HSUPA. Bảng 3.4 so sánh các tính năng kênh DCH và HS-DSCH.

HSPA

Hình 3.16. Các kênh cần cho hoạt động HSDPA trong R5 Bảng 3.4 So sánh các tính năng kênh DCH và HS-DSCH

Tính năng DCH HS-DSCH

Hệ số trải phổ khả biến Không Không

Điều khiển công suất nhanh Có Không

Điều chế và mã hóa thích ứng Không Có

Khai thác nhiều mã Có Có, được mở rộng

Phát lại lớp vật lý Không Có

Thích ứng đường truyền và lập biểu theo BTS

HSPA

Chương IV: Quản lý tài nguyên vô tuyến

Các giải thuật quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM: Radio Resource management) chịu trách nhiệm chuyển đổi các tăng cường lớp vật lý của HSDPA và HSUPA thành độ lợi dung lượng trong khi vẫn đảm bảo hiệu năng người sử dụng đầu cuối và tính ổn định của hệ thống.

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến HSPA (Trang 48 - 50)