Chuyển giao từ HS-DSCH đến HS-DSCH giữa các nút B

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến HSPA (Trang 63 - 66)

HSDPA hỗ trợ di động cả giữa các ô của cùng một nút B và giữa hai nút B khác nhau. Chuyển giao giữa các nút B được minh họa trên hình 4.11, trong đó UE chuẩn bị thay đổi ô phục vụ HS-DSCH từ một ô nguồn sang một ô đích.

Thủ tục và trễ chuyển giao đối với trường hợp giữa các nút B được minh họa như trong hình 4.12.

Hình 4.11. Chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH giữa các nút B

Phân tích trễ giả thiết rằng kênh mang báo hiệu (SRB) được chuyển đổi vào HS- DSCH và kênh riêng đường lên tăng cường (E-DCH) cho đường lên với TTI=10ms. Trước hết, UE gửi báo cáo đo trên SBR khi khởi động sự kiện đo 1d hoàn thành. Truyền dẫn bắt đầu vào thời điểm t1 và RNC nhận được bản tin tại t2. Tiếp theo RNC dành trước tài nguyên có thể được thực hiện nhanh hơn bằng cách lập cấu hình trước nếu tài nguyên này đã được đặt trước. Sau khi các tài nguyên này đã sẵn sàng tại thời điểm t3, RNC sẽ gửi bản tin lập cấu hình kênh vô tuyến đến UE. Khi này UE này vẫn thu số liệu từ nút B nguồn. Trong khi UE giải mã bản tin lập lại cấu hình và thời gian tích cực đã hết tại thời điểm t4, UE sẽ chuyền từ ô nguồn sang thu ô đích. UE bắt đầu nghe HS-SCCH từ ô đích mới. Nó cũng đo chất lượng kênh của ô mới này và gửi các báo cáo CQI đến ô mới. MAC-hs đối với người sử dụng trong ô mới được khởi tạo lại tại thời điểm thay đổi ô và các đơn vị số liệu tải tin (PDU) được nhớ đệm sẽ bị xóa. Đồng thời đơn vị điều khiển luồng trong MAC-hs trong ô đích bắt đầu yêu cầu các PDU từ RNC phục vụ để có thể bắt đầu phát số liệu trên HS-DSCH đến người sử dụng. Đối với RNC cũng có thể phát kép gói đến cả hai nút B trong quá trình chuyển ô. Khi RNC nhận được bản tin ‘hoàn thành lập lại cấu hình’ từ UE, nó có thể giải phóng các tài nguyên từ ô nguồn.

Khoảng trống truyền dẫn được ký hiệu là B trong 12 là rất nhỏ vì UE thực hiện thay đổi ô đồng bộ với việc mạng chuyển mạch truyền dữ liệu từ ô nguồn sang ô đích. Điều này đảm bảo di động êm ả cho cả thời gian thực trễ thấp như VoIP.

Trễ a của thủ tục được định nghĩa là trễ từ thời điểm t1, (khi UE gửi các báo cáo các kết quả đo) đến thời điểm t4, (khi UE nhận số liệu từ ô mới). Trễ này liên quan đến sự kiện rằng các điều kiện kênh và pha đinh thay đổi rất nhanh. Với giả thiết rằng xác xuất phát lại RLC thấp, trễ này là 200-250 ms. Trễ t3-t2 đối với dành trước tài nguyên mạng phụ thuộc vào sự sử dụng cấu hình lập trước và vào cấu hình mạng vô tuyến. Một cách gần đúng quỹ trễ bằng:

 t2-t1=50ms

 t3-t2=50ms

 t4-t3=50ms

 tổng cộng:200-250 ms

Trước khi thay đổi ô phục vụ HS-DSCH, có thể có một số PDU đối với người sử dụng được nhớ đệm trong MAC-hs nguồn, đây là các PDU chưa từng được phát đến người sử dụng và các PDU treo trong bộ quản lý HARQ hoặc đang đợi ACK/NACK trên HS-DPCCH đường lên hoặc đang đợi phát lại. Các PDU được nhớ đệm trong ô nguồn sẽ

bị xóa và cũng có thể được phục hồi bởi các phát lại RLC (điều khiển liên kết vô tuyến) nếu RLC chế độ có công nhận được người sử dụng. Khi giao thức RLC nhận thấy rằng các PDU gốc được gửi đến ô nguồn nhưng không được công nhận, nó sẽ khởi đầu phát lại và các phát lại này sẽ chuyển chúng đến ô đích mới. Để giảm trễ PDU trong giai đoạn khôi phục này, giao thức RLC tại UE có thể được lập cấu hình để gửi trạng thái RLC đến RNC ngay sau khi ô phục vụ HS-DSCH thay đổi. Điều này có nghĩa là giao thức RLC trong RNC có thể ngay lập tức bắt đầu chuyển các PDU đẵ bị xóa trong ô nguồn trước khi thay đổi ô phục vụ HS-DSCH.

Có các ứng dụng không sử dụng các phát lại lớp cao, chẳng hạn các ứng dụng sử dụng giao thức bó số liệu (UDP) và sử dụng chế độ RLC trong suốt hay không công nhận. Các ứng dụng chạy trên chế độ RLC trong suốt và không công nhận như vậy thường là các ứng dụng trễ thấp, như VoIP và chúng chỉ sử dụng nhớ đệm rất ngắn trong nút B. Vì thế, số lượng các PDU từ RNC đến cả hai nút B trong thời gian thay đổi ô để bảo đảm không bị mất gói.

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến HSPA (Trang 63 - 66)