Nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính và dự báo rủi ro phá sản

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình cơ cấu hợp lí (Trang 84 - 85)

Một vấn đề mà hiện nay ít doanh nghiệp quan tâm xác định đó chính là công cụ nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính đang ở mức độ nào và dự báo rủi ro phá sản. Công cụ này đặc biệt có ý nghĩa đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ vay tài trợ hoạt động kinh doanh, tức hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là con số lớn hơn không (D/E > 0).

Để xây dựng công cụ này, doanh nghiệp có thể tiến hành theo các bước:

- Thiết lập hệ thống chỉ tiêu tính theo giá thị trường về khả năng sinh lời và khả năng thanh toán cũng như mối quan hệ giữa những chỉ tiêu này.

- Xây dựng tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu đã lựa chọn.

- Xác định giá trị của các chỉ cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ, đặc biệt là kỳ kế hoạch.

- Tiến hành phân tích, đánh giá và rút ra kết luận về tình trạng kiệt quệ tài chính ở cấp độ nào và mức độ tiềm ẩn xuất hiện rủi ro phá sản.

- Kiến nghị biện pháp để cải thiện hay tiếp tục phát huy tình trạng tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp

KILOBOOKS.COM

Hoặc một hướng giải quyết khác để xây dựng công cụ nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính và dự báo rủi ro phá sản mà doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình kinh tế lượng để xác định phương trình hồi quy Y = f(Xi) với Xi là những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng kiệt quệ tài chính, chẳng hạn suất sinh lời trên tài sản, khả năng tích lũy vốn từ lợi nhuận giữ lại, tỷ lệ giá thị trường của tài sản so với tổng giá trị nợ hiện tại, … còn Y là giá trị phản ánh tình trạng kiệt quệ tài chính ở cấp độ nào, ví dụ có thể phân chia thành 5 cấp độ (rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp) tương ứng với mỗi khoảng cách giá trị của Y.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình cơ cấu hợp lí (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)