CHIẾN LƯỢC ÐỊNH GIÁ XUẤT KHẨU CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Marketing xuất nhập khẩu (Trang 51 - 53)

(Fundamental Export Pricing Stategy)

1. Ðịnh giá hớt kem (Skimming pricing)

Ðây là chính sách định giá cao, giúp nhà xuất khẩu đạt mức lời cao trong một thời hạn

nhất định, định giá hớt kem là cách định giá cao trong thời gian đầu, sau đó hạ giá để

thu hút thị phần mới.

· Ðường cầu không co giãn theo giá.

· Không có nguy cơ giá cao sẽ kích thích những đối thủ cạnh tranh nhảy vào thị trường.

· Sản phẩm phải độc đáo mới lạ.

Ðịnh giá cao gây ấn tượng sản phẩm có chất lượng.

2. Ðịnh giá thâm nhập (penetration pricing)

Ðây là cách định giá hàng thấp hơn giá phổ biến trên thị trường thế giới nhằm để mở

rộng thị phần. công ty sẽ thu lơi nhuận qua việc chiếm ưu thế trên thị trường và trong những trường hợp nhất định, người ta có thể xác định giá thấp hơn chi phí.

Lý do để định giá thấp mà vẫn thu được lợi nhuận trong phương diện kinh doanh dài hạn là:

Tuy nhiên phải chú ý đến điều kiện áp dụng phương pháp định giá thấp là:

· Chi phí sản xuất và phân phối cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống khi số lượng

sản phẩm tăng.

· Thị trường phải nhạy bén với giá cả.

· Việc hạ giá phải làm nản lòng đối thủ cạnh tranh, công ty phải có nguồn tài chính đủ

mạnh.

· Sau này rất khó tăng giá trở lại vì người tiêu dùng đã quen với giá thấp.

3. Ðịnh giá theo giá hiện hành (Going Rate Pricing)

Định giá hiện hành là cách định giá làm cho giá sản phẩm sát mức giá phổ biến trên thị trường

để xác định mức giá đưa ra cao hơn, bằng hoặc thấp hơn.

Cách định giá này đơn giản, chỉ cần theo dõi giá thị trường thế giới. Nhược điểm của nó là khi đưa ra thị trường thế giới một sản phẩm hoàn toàn mới thì chưa có giá của

sản phẩm tương đương để so sánh.

Phương pháp này ít chú trọng đến chi phí hay sức cầu của sản phẩm.

4. Ðịnh giá hủy diệt (Extinction Pricing)

Mục tiêu định giá này nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh đang có ra khỏi thị trường thế

giới, thường được các công ty đa quốc gia sử dụng như một phương pháp để đẩy nhà sản xuất yếu hơn ra khỏi ngành công nghiệp để độc quyền thị trường.

Tuy nhiên khi áp dụng cách định giá này nên thận trọng vì mối nguy hiểm thường xuyên đe dọa là chính phủ nước sở tại sẽ áp đặt những hạn chế đến việc nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm và nguy hiểm hơn khi định giá hủy diệt là khách hàng đã quen mua giá thấp công ty sẽ gặp khó khăn khi muốn tăng giá lên.

5. Ðịnh giá dựa vào chi phí biên tế:(Marginal Cost Pricing)

Áp dụng cho sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu chỉ gánh chịu phần biến phí và chi phí trực tiếp cho xuất khẩu, còn sản phẩm nội địa sẽ gánh chịu cả phần định phí và biến phí. Nhờ đó, sản phẩm xuất khẩu có giá thấp và từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh

cao trên thị trường thế giới.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với chính sách định giá và không có một chính

số thị trường nước ngoài nào đó. Chính sách định giá là một vấn đề làm thế nào càng có nhiều thông tin càng tốt về giá trị sản phẩm đối với nhiều tầng lớp người tiêu dùng (khách hàng) khác nhau ở các thị trường khác nhau. Với nguồn thông tin có được và sự áp dụng một cách thông minh, mối nguy hiểm của việc định giá xuất khẩu của

công ty đối với các thị trường có lợi nhuận tiềm năng được giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu Marketing xuất nhập khẩu (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)