Về hiệu quả xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020.doc (Trang 38 - 40)

Qua số liệu thống kê cho thấy, trong suốt giai đoạn trước sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU của Việt Nam tăng đều qua các năm (trừ năm 2009). Trung bình giai đoạn 2000-2009, sản lượng tăng bình quân 37%/năm, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 32%/năm, rõ ràng tốc độ tăng về sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng về giá trị, điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiệu quả xuất khẩu sang EU của Việt Nam là chưa cao.

(Tính toán dựa vào nguồn số liệu của VASEP qua các năm)

Kết quả tính toán cho thấy, có lẽ đây là thị trường xuất khẩu thuỷ sản có hiệu không cao đối với ngành thuỷ sản Việt Nam, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong nước phải đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này, cụ thể như các năm 2001, 2002, 2007 và 2008 trong 100% phần tăng lên của tổng kim ngạch xuất

khẩu vào thị trường này thì 100% là do yếu tố tăng sản lượng tạo ra, tương tự năm 2005, 2006 trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu yếu tố tăng giá chỉ chiếm có dưới 10%, còn lại 90% là do yếu tố tăng sản lượng, chỉ duy nhất có năm 2003 xuất khẩu vào thị trường này có hiệu quả, trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất có đến 100% là do yếu tố tăng giá tạo ra.

Hiện nay ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đang chạy đua với việc sản xuất với khối lượng hàng hoá thuỷ sản ngày một nhiều hơn để ra tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ở các thị trường trên thế giới, điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đang tập chung phát triển theo chiều rộng (cả về số lượng nhà máy chế biến lẫn công suất), chưa chú trọng đến công tác qui hoạch phát triển theo chiều sâu (đầu tư có trọng điểm các nhà máy chế biến thuỷ sản với công nghệ cao chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng) để tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thuỷ sản trong nước lên theo hướng tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị nguyên liệu chế biến (có nghĩa là sản phẩm sản xuất ít hơn nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu mang lại nhiều hơn).

Để đảm bảo giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 8-9 tỷ USD vào năm 2020 và vẫn phải song song với việc gia tăng sản lượng chế biến thuỷ sản như hiện nay là không có hiệu quả và không bền vững, việc làm này sẽ đặt các doanh nghiệp chế biến rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng, giảm tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Nếu làm tốt công tác quy hoạch phát triển ngành chế biến thuỷ sản theo chiều sâu sẽ giảm một phần áp lực thiếu nguyên liệu và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam trên trường quốc tế trong thời gian tới.

Ngoài ra việc tiêu hao ít nguyên liệu hơn trong chế biến và chế biến ra các mặt hàng giá trị gia tăng mà vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu theo như kế hoạch và mục tiêu đề ra mà không khai thác quá mức nguồn tài nguyên thuỷ sản trong nước cũng đồng nghĩa với việc chúng ta bảo vệ được

nguồn tài nguyên thuỷ sản trong nước giúp phát triển bền vững ngành thuỷ sản trong thời gian tới. Đây cũng là mục tiêu chung cần hướng tới của ngành thuỷ sản nói riêng cũng như chiến lược xuất khẩu của Việt Nam nói chung đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020.doc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w