Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020.doc (Trang 40 - 42)

Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm EU được cụ thể hóa bằng Luật IUU, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn không ngừng tăng, đưa thuỷ sản lên vị trí dẫn đầu trong số các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu vào EU, đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Chất lượng hàng thuỷ sản của Việt Nam không ngừng được nâng cao, họat động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP- là loại giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được EU chấp nhận. Những thành tựu và đổi mới đó đã tạo được uy tín trên thị trường EU.

Trong những năm qua, tỷ trọng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU liên tục tăng cả về mặt giá trị lẫn sản lượng. Sản lượng tăng từ mức 20 nghìn tấn năm 2000 đến 219 nghìn tấn năm 2006 và năm 2009 là 345 nghìn tấn. Trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU cũng liên tục tăng trên 100 triệu USD năm 2003 lên đến 723,5 triệu USD năm 2006 và 515 triệu trong 6 tháng năm 2010. EU trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đó, trong những năm qua cũng đánh dấu những kết quả đạt được trong việc vượt qua các rào cản thương mại của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.

Do Việt Nam được hưởng chế độ GSP nên hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng có nhiều lợi thế hơn so với các quốc gia khác. Đặc biệt là từ khi EU cho phép được hưởng chế độ thuế quan này. Việt Nam luôn đáp ứng được các điều kiện của EU đối với các quốc gia được hưởng GSP, do đó Việt Nam vẫn luôn nằm trong danh sách các quốc gia được hưởng GSP của EU.

Việc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về tiêu chuẩn kĩ thuật:

Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lí thực phẩm EU được cụ thể hóa bằn luật IUU, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn không ngừng tăng, đưa thủy sản lên vị trí dẫn đầu trong số các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu sang EU, đem lại cho đất nước nguồn ngoại tệ lớn. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam không ngừng được nâng cao, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP-là loại giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được EU chấp nhận. Những thành tựu đổi mới đó đã tạo uy tín trên thị trường EU. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản đã tăng cường việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của EU

Về vấn đề bán phá giá hàng thủy sản:

Khác so với thị trường Mỹ, hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU gặp rất ít và hầu như không có vụ kiện bán phá giá nào. Một phần là do nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU lớn nên EU thường không dùng biện pháp chống bán phá giá như một biện pháp trả đũa thương mại hay mang tính chính trị như Mỹ. Bên cạnh đó hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức giá hợp lí và nhiều chủng loại có lợi thế cạnh tranh khá cao đặc biệt tôm và cá. Hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hầu như không gây ảnh hưởng cho hàng nội địa của EU nên thường không bị kiện bán phá giá. Đây cũng là một lợi thế cho hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020.doc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w