Chiến lược phát triển kinhtế – xã hội của tỉnh Yên Bái trong những năm đầu thế kỷ 21.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái.doc (Trang 38 - 41)

III. Những chính sách ,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phat triển thương mại dịch vụ du lịch dã được ban hành và tác động của nó đố

2.Chiến lược phát triển kinhtế – xã hội của tỉnh Yên Bái trong những năm đầu thế kỷ 21.

năm đầu thế kỷ 21.

Trong 10 năm cuối cùng của thế kỷ 20, Yên Bái đã có bước phát triển toàn diện, liên tục về kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về kinh tế đạt 9,5%, cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và tiến bộ, nâng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, nền sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển tạo nên hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Nhiều vấn đề xã hội được tập trung giải quyết như: xoá nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và tiến tới phổ cập trung học cơ sở, giảm bớt các tệ nạn

xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã từng bước được cải thiện rõ rệt.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có hướng đi đúng nhưng tiến độ còn chậm, hiệu quả kinh tế xã hội còn hạn chế, phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Xuất phát từ tình hình thực tế của Yên Bái hiện nay và từ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong những năm đầu của thế kỷ 21 trong 10 năm tới Yên Bái phải khai thác những nguồn lực từ lợi thế so sánh của mình và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài nhằm tập trung việc tiếp tục chuyển dịch nền kinh tế lên sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn những năm trước để hội nhập vào vùng kinh tế chung của cả nước, đồng thời với việc giải quyết đúng đắn các vấn đề xã hội để xây dựng Yên Bái thành tỉnh phát triển của khu vực miền núi phía Bắc.

Phương hướng phấn đấu cho 10 năm tới về các mục tiêu tổng quát kinh tế xã hội như sau:

Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế đạt mức bình quân 10%/năm, trong đó:

+ Ngành nông lâm nghiệp 5,5%

+ Ngành công nghiệp và xây dựng:12% + Ngành thương mại – dịch vụ: 13,5% - Cơ cấu kinh tế:

+ Ngành nông lâm nghiệp 35%

+ Ngành công nghiệp và xây dựng:31% + Ngành thương mại – dịch vụ: 34%

Thu nhập GDP bình quân đầu người từ 2,4 triệu đồng năm 2000 lên 7,5 triệu đồng năm 2010. Xoá được đói, giảm tỷ lệ nghèo từ 13,64% xuống còn 5 % vào năm 2010.

- Đêm hội pháo hoa:

Để đạt được những mục tiêu trên, Yên Bái phải tiếp tục củng cố và phát triển những thành tựu của 10 năm trước để lại, tập trung trí tuệ và sức lực để làm bật dậy các tiềm năng kinh tế và lợi thế của mình trong nền kinh tế của cả nước và khu vực. Nhanh chóng đi sâu vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ nhằm tạo ra các vùng, các cơ sở sản xuất hàng hoá.

Đổi mới và nâng cao chất lượng các thiết bị đối với các cơ sở đã có hiện nay, xây dựng mới theo xu hướng tập trung vào khu công nghiệp phía Nam của tỉnh với các cơ sở sản xuất vừa và lớn, công nghệ cao để chế biến các mặt hàng nông lâm khoáng sản cho ra sản phẩm hàng hoá có số lượng lớn, chất lượng cao có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trước mắt là các cơ sở sản xuất hàng hoá nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, gốm sứ từ các nguồn cácbonnat canxi siêu trắng, cao lanh, pensfat, bột đá,…và các mặt hàng khác.

Trong 10 năm tới để phát triển kinh tế nhanh, bền vững Yên Bái tập trung cho các chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các chuyên gia đầu ngành và công nhân kỹ thuật cho chế biến đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, đi đôi với tăng cường công tác tổ chức quản lý kinh tế tài chính, giảm các chi phí, tăng lợi nhuận cho các đơn vị và cá nhân người sản xuất, tăng thu cho ngân sách địa phương. Cùng với phát triển kinh tế, Yên Bái sẽ tập trung nhiều nguồn lực vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội trong đó ưu tiên cho nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phấn đấu duy trì sự ổn định cao về xoá mù chữ ở vùng cao vùng sâu, vùng xa, phổ cập đồng đều lên

trình độ trung học phổ thông cơ sở. Củng cố và nâng cấp đường giao thông, thủy lợi, trạm xá, tường học cùng các công trình phúc lợi công cộng phục vụ cho phát triển kinh tế. Xây dựng các khu dân cư, làng bản văn hóa, nếp sống mới nhằm giữ gìn bản sắn dân tộc và ngăn chặn xoá bỏ các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, tất cả các nhân dân từ vùng thấp tới vùng cao đều được sử dụng điện, có phương tiện nghe nhìn và hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi.

Yên Bái đã và đang tạo cơ hội, kêu gọi đầu tư, có nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái.doc (Trang 38 - 41)