Một số biện pháp thực hiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái.doc (Trang 46 - 50)

IV. Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện quy hoạch kế hoạch phảt triểnthương mại dịch vụ du lịch.

1. Một số biện pháp thực hiện.

1.1 Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu

Để khai thác tối đa tiềm năng vốn có của tỉnh về nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực, đẩy mạnh xuất khẩu trong các năm tiếp theo cần một số vấn đề sau:

- Nâng cao về mặt nhận thức và xây dựng các chương trình hành động của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược sản xuất kinh doanh riêng của mình: Một mặt phải quy hoạch sản xuất, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tập trung đầu tư cho những ngành hàng có vị thế cạnh tranh ; mặt khác phải nắm vững các cam kết của các nước đối với Việt Nam và của Việt Nam với các nước về các vấn đề: ưu đãi thuế quan, thủ tục hải quan, các quy định về kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm...

- Ngành thương mại tập trung nghiên cứu, giúp tỉnh xây dựng, quy hoạch mặt hàng, thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực. Bản thân từng doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược về sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, trên cơ sở hoạch định từng bước đi cụ thể, nhằm đổi mới nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, tăng tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến, giảm thiểu các sản phẩm nguyên liệu, sản phẩm thô. Nhanh chóng áp dụng các tiến bộ trong quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý môi trường theo hệ thống chất lượng ISO. Tiếp cận kịp thời xu thế vận động và phát triển nhu cầu của thị

trường, tập trung vào các sản phẩm có lợi thế của địa phương như: chè, quế, đá cacbonat canxi, đá xẻ, chế biến gỗ rừng trồng xuất khẩu...

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm củng cố và duy trì tốt uy tín, chất lượng các sản phẩm đã tạo dựng được với thị trường, khách hàng truyền thống, nhanh chóng đăng ký và tổ chức khuyết trương thương hiệu sản phẩm để khẳng định chỗ đứng của sản phẩm trên các thị trường xuất hkẩu, trong đó chú ý tới các thị trường : Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ấn Độ, Pakistan, Thái Lan... với các sản phẩm : chè, sứ điện, giấy đế, tinh bột sắn ...nghiên cứu phát triển một số sản phẩm xuất khẩu mới như: hoa quả tươi, đồ hộp, đồ gỗ, khoáng sản chế biến...

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư ưu đãi, hỗ trợ xúc tiến thương mại, thưởng xuất khẩu và thưởng vượt xuất khẩu theo các chính sách của bộ Thương Mại và tỉnh ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức hướng dẫn và triển khai kịp thời chính sách của Nhà nước, đồng thời rà soát lại các văn bản chính sách của tỉnh liên quan đến quá trình sản xuất lưu thông, kịp thời đề nghị với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ xung phù hợp với thực tiễn, giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Thương mại tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các đoàn công tác ra nước ngoài do lãnh đạo tỉnh chủ trì cùng sự tham gia của các doanh nghiệp để tạo dựng mối quan hệ hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời thu thập xử lý thông tin về thị trường, hàng hoá, giới thiệu đối tác, tư vấn chính sách, tổ chức hội chợ triển lãm, khảo sát thi trường...

- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ cần được quy hoạch, phân loại theo năng lực sở trường đáp ứng yêu cầu công việc : Đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, ở từng lĩnh vực và dây truyền sản xuất ; đào tạo cán bộ kinh daonh am hiểu thị trường, thông thạo ngoại ngữ, có khả năng đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng ; đào tạo cán bộ pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đủ trình độ tư vấn, trợ lý cho giám đốc trong kinh doanh hợp tác quốc tế.

1.2 Đối với lĩnh vực kinh doanh nội tỉnh.

Coi trọng thị trường nội tỉnh đảm bảo kinh doanh, phục vụ có hiệu quả các mặt hàng chủ lực thiết yếu, hàng chính sách xã hội, gắn với thu mua nông lâm sản trên địa bàn. Đồng thời tổ chức chỉ đạo tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng khách hàng góp phần ổn định giá cả thị trường.

- Mở rộng và phát triển thị trường nội tỉnh theo hướng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, chủ yếu là mạng lưới các chợ với các loại hình cấp độ theo quy hoạch tổng thể phát triển thương mại đến năm 2010 đã được phê duyệt. Đi đôi với việc hoàn thiện tổ chức đấu thầu, chuyển giao chợ cho các doanh nghiệp quản lý, kinh doanh khai thác. Nhà nước hỗ trợ đầu tư về mặt bằng với hạ tầng kỹ thuật. Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh tham gia xây dựng chợ, lồng ghép xây dựng chợ với các dự án chương trình phát triển kinh tế xã hội khác để từng bước hoàn thiện mạng lưới chợ ttrước mắt cần tập trung vào các chợ tại cụm xã, liên xã, chợ thị tứ, chợ dầu mối. Riêng đối với các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng mua bán văn minh trong các siêu thị, trung tâm thương mại . - Huy động và tạo điều kiện cho cá nhân hộ kinh doanh mở rộng các loại hình kinh doanh, dịch vụ, thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển, nhất là trên địa bàn các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh việc ký kết và thực hiện các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với việc cung ứng hàng

hoá vật tư tiêu dùng, theo quyết định 80 của chính phủ... Tổ chức thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí trợ cước, trợ giá đối với mặt hàng chính sách xã hội và hỗ trợ tiêu thụ nông lâm sản cho nhân dân.

1.3 Đối với phát triển du lịch.

- Tiếp tục phối hợp với các ngành tổ chức chương trình hướng về cội nguồn tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển du lịch giữa ba tỉnh: Yên Bái -Lào Cai - P hú Thọ trước mắ cũng như lâu dài.

- Hoàn thành và đưa vào sử dụng giai đoạn 1 phần hạ tầng khu du lịch Tân Hương hồ Thác Bà, cơ sở làng nghề truyền thống gắn với du lịch tại xã Nghĩa An thị xã Nghĩa Lộ ... tạo điểm nhấn để kích thích sự đầu tư của các thành phần kinh tế trong hoạt động du lịch.

- Tạo môi trường điều kiện để các công ty du lịch xây dựng hoàn thiện các tua du lịch có sức thu hút khách, trọng tâm là du lịch văn hoá - sinh thái. Triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền quả bá thông qua các hình thức thông tin : đài truyền hình, các ấn phẩm du lịch, trang web để giới thiệu về văn hoá sâu rộng về văn hoá du lịch Yên Bái đến đông đảo du khách.

- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch, tranh thủ sự trợ giúp của Bộ thương mại, tổng cục du lịch và các bộ ngành trung ương để tạo nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và xây dựng nguồn nhân lực.

- Rà soát tháo gỡ ách tắc, tạo môi trường du lịch thông thoáng cho các hãng lữ hành và cho du khách cũng như các cơ sở kinh doanh trên thị trường.

1.4 Công tác quản lý thị trường.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch. Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát thị

trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hnàg giả, hàng kém chất lượng góp phần ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng.

- Tăng cường công tác quản lý cán bộ và xây dựng lực lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kết hợp công tác giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức. Đồng thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây cản trở đến lưu thông hàng hoá.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái.doc (Trang 46 - 50)

w