Sự lớn mạnh của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố khách quan nhƣ sức mạnh thị trƣờng và những yếu tố chủ quan nhƣ thành công của các chính sách tỉ lệ nội địa hóa, chính sách dành cho liên doanh… Trong điều kiện ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hình thành muộn và Việt Nam đã gia nhập WTO, các chính sách bảo hộ liên quan đến đầu tƣ không đƣợc phép sử dụng nữa. Một số kinh nghiệm Việt Nam có thể học tập Trung Quốc là:
http://svnckh.com.vn xxviii
Bài học thứ nhất, nhanh chóng xác định cho mình một dòng xe chủ lực để phát triển. Thực tế cho thấy không một quốc gia nào chỉ phát triển hai dòng xe tải và xe buýt bởi khi thu nhập của ngƣời dân tăng lên thì nhu cầu với dòng xe này sẽ bão hòa nhanh chóng, Nắm vững quy luật này, Trung Quốc đã tìm cách để tái cấu trúc lại sản phẩm của ngành công nghiệp ô tô, từ chuyên sản xuất xe thƣơng mại sang sản xuất xe chở khách, và đã thành công khi nâng tỉ lệ sản xuất xe chở khách từ 11,4% năm 1991, lên 71,4% năm 2007. Dòng xe chiến lƣợc mà Trung Quốc đƣa ra rất cụ thể: loại xe chở khách tiết kiệm nhiên liệu, có dung tích nhỏ hơn 1,3L, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn mỗi 100km, có giá khoảng 80000 Nhân dân tệ ( khoảng 10256 USD), không những thế còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn hết sức cụ thể về độ an toàn, chuẩn thải để xe có những lợi thế cạnh tranh riêng [17, tr.45]. Bên cạnh đó, trong từng phân khúc xe, Trung Quốc cũng có những ƣu tiên phát triển riêng: nhƣ đối với xe tải thì phát triển xe tải hạng nặng có dung tích trên 9L, xe buýt thì chú trọng vào sản xuất loại xe gầm thấp, bảo vệ môi trƣờng, kích cỡ vừa và lớn chạy trên đƣờng cao tốc[17, tr.45]. Nếu muốn có một ngành công nghiệp ô tô thực thụ, Việt Nam cần nhanh chóng lập một bản kế hoạch chi tiết và đầy đủ về các dòng xe đƣợc ƣu tiên nhƣ vậy, và mạnh dạn xây dựng dòng xe chiến lƣợc cũng nhƣ các biện pháp để bảo hộ, phát triển nó.
Bài học thứ hai, quốc gia nào muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng phải đi từ ngành công nghiệp hỗ trợ. Trƣớc tiên, phải xác định đƣợc định hƣớng cho ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện cho dòng xe chiến lƣợc, hay dòng xe khác, sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc, hay để xuất khẩu? Trung Quốc hiện nay chuyên môn hóa vào linh kiện cơ bản, và mục tiêu của họ là tập trung vào phát triển ngành công nghiệp linh kiện với công nghệ và giá trị gia tăng cao, đặc biệt là linh kiện phục vụ cho sản xuất xe ô tô chở khách và xuất khẩu. Với việc nhu cầu thị trƣờng nội địa nhỏ bé nhƣ hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên nghiêng về sản xuất linh kiện để xuất khẩu. Thêm vào đó, lợi thế của Việt Nam cũng giống nhƣ Trung Quốc ở giá nhân công rẻ, nên việc sản xuất những linh kiện đòi hỏi hàm lƣợng lao động cao vẫn mang lại một lợi thế so sánh nhất định. Tiếp theo, Việt Nam phải xây dựng đƣợc loạt chính sách ƣu đãi hợp lý để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Ngành công nghiệp ô tô là ngành đòi hỏi tính kinh tế theo quy mô và sự tập trung hóa cao, nên Chính phủ có thế chọn ra một số trọng điểm chiến lƣợc, khu công nghiệp, khu chế xuất để có những ƣu đãi đặc biệt, thu hút các doanh nghiệp sản xuất linh kiện trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ vốn vào đây, đồng thời thu hút công nghệ, tránh tình trạng phân mảng trong sản xuất nhƣ ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc.
http://svnckh.com.vn xxix
Bài học thứ ba là vấn đề xây dựng thƣơng hiệu và các hệ thống dich vụ bán hàng, dịch vụ sau bán. Tiềm năng phát triển khổng lồ trong thị trƣờng chƣa thể đảm bảo cho sự thành công bền vững. Đó là lý do xây dựng thƣơng hiệu đối với các nhà sản xuất ô tô đóng vai trò chủ đạo trong chiến lƣợc phát triển dài hạn. Đặc biệt khi xảy ra khủng hoảng, thƣơng hiệu chính là thứ có giá trị nhất, giúp doanh nghiệp tồn tại. Các doanh nghiệp Trung Quốc hiểu rõ điều này và đã bắt đầu xây dựng thƣơng hiệu, điển hình là Geely, Chery Automobile. Việc xây dựng thƣơng hiệu luôn luôn đi kèm với việc hoàn thiện hệ thống phân phối, các dịch vụ bán hàng, dịch vụ sau bán nhƣ bảo dƣỡng, phụ tùng thay thế, bảo hành… để tạo uy tín cho thƣơng hiệu. Đó là bài học đối với không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng nhƣ THACO, VINAXUKI mà còn cho các doanh nghiệp đi sau khác.
http://svnckh.com.vn xxx
CHƢƠNG II
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM, CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 2.1.1. Giới thiệu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 2.1.1. Giới thiệu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam