0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các biện pháp thuế quan x

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.PDF (Trang 36 -98 )

Kể từ khi đƣợc thành lập vào đầu những năm 1990, các chính sách về thuế đã luôn đồng hành với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, khi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phải đối đầu với rất nhiều khó khăn, chính sách thuế đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo hộ các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô trong nƣớc. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chính sách thuế đƣợc điều chỉnh để thực hiện các cam kết quốc tế và khu

http://svnckh.com.vn xxxvii

vực, đồng thời tạo ra tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nƣớc, buộc họ phải thay đổi để thích nghi với Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

a. Giai đoạn 1991-2005

Khi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới ra đời, Chính phủ đã thực hiện một chính sách thuế với tỉ lệ bảo hộ rất cao. Cụ thể:

Trong hơn 10 năm, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đƣợc quy định ở mức cao: 100% đối với xe chở ngƣời và xe chở hàng có tổng trọng tải dƣới 5 tấn. Ngƣợc lại, thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng và bộ CKD đƣợc giữ ở mức thấp (5-25%) để có nguồn cung ứng linh kiện cho ngành công nghiệp ô tô mới đƣợc hình thành [2].

Có thể thấy tại bảng 2.2, kể từ 1/1/1999, Chính phủ áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô du lịch chở ngƣời của cả nhà sản xuất trong nƣớc và nƣớc ngoài, song có những ƣu đãi đặc biệt đối với doanh nghiệp trong nƣớc bằng cách giảm thuế cho họ trong khoảng thời gian 5 năm, thậm chí nhiều hơn nếu tiếp tục bị thua lỗ. Cụ thể, luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998, có hiệu lực ngày 1/1/1999 quy định xe ô tô sản xuất trong nƣớc đƣợc giảm 95% thuế suất TTĐB trong 5 năm từ 1999 đến hết 2003. Nghĩa là, nếu thuế TTĐB đánh vào ô tô nhập khẩu dƣới 5 chỗ ngồi, 6-15 chỗ, 16 - dƣới 24 chỗ lần lƣợt là 100%; 60%; 30% thì thuế TTĐB đánh vào ô tô trong nƣớc tƣơng ứng chỉ là 5%; 3%; 1,5%. Luật thuế TTĐB sửa đổi năm 2003, có hiệu lực năm 2004 tiếp tục chính sách bảo hộ bằng cách đánh mức thuế TTĐB khác nhau với ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nƣớc. Theo đó, ô tô sản xuất trong nƣớc sẽ đƣợc giảm 70% thuế suất trong năm 2004, 50% trong năm 2005, 30% trong năm 2006 và đến năm 2007 thì bằng mức thuế suất của ô tô nhập khẩu để thực hiện cam kết với WTO.

Bảng 2.2: Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt

Loại ô tô Ngày hiệu lực 1/1/1999 1/1/2004

Ô tô nhập khẩu

Dƣới 5 chỗ 100 80

6 -15 chỗ 60 50

16 - dƣới 24 chỗ 30 25

Ô tô sản xuất trong nƣớc 1/1/1999 -31/12/2003 Giảm 95% - 2004: giảm 70%, - 2005: giảm 50% - 2006: giảm 30%, - 2007: bình thƣờng

http://svnckh.com.vn xxxvii i

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Luật thuế TTĐB các năm 1998 và 2003

Bên cạnh thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, ô tô còn phải chịu thuế VAT. Trong suốt giai đoạn 2001-2008, thuế VAT đánh vào phụ tùng ô tô các loại đƣợc giữ ở mức 5%, ô tô nguyên chiếc không chịu thuế TTĐB là 5% và ô tô nguyên chiếc chịu thuế TTĐB là 10%.

Trong giai đoạn 2000-2006, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện các cam kết trong hiệp định ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) với khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Theo đó, linh phụ kiện, bộ CKD, IKD của hầu hết các loại xe và dòng xe tải có trọng lƣợng trên 5 tấn nhập khẩu nguyên chiếc từ AFTA đƣợc áp dụng mức thuế suất ƣu đãi đặc biệt thấp hơn mức thuế suất ƣu đãi - mức thuế đối với các quốc gia có quan hệ tối huệ quốc với Việt Nam. Bảng 2.3 thể hiện mức thuế AFTA và MFN với bộ linh kiện CKD1 của xe chở khách. Nhƣ vậy, cho đến năm 2006, thuế suất đối với bộ linh kiện CKD1 của xe chở khách nhập khẩu từ AFTA đều đƣợc hạ xuống mức 5%, trong khi mức thuế suất đối với bộ linh kiện nhập khẩu từ các quốc gia có mối quan hệ tối huệ quốc với Việt Nam vẫn dao động từ mức 10-25%.

Bảng 2.3: Mức thuế trong AFTA và WTO cho bộ linh kiện CKD1 của xe chở khách

2002 2003 2004 2005 2006

WTO AFTA WTO AFTA WTO AFTA WTO AFTA WTO AFTA

Xe ô tô chở từ 10 ngƣời trở lên

Dƣới 16 chỗ 45 20 45 20 25 15 25 10 25 5 Từ 16-24 chỗ 30 20 30 20 15 15 15 10 15 5 Từ 24-30 chỗ 18 20 18 20 15 15 15 10 15 5 Trên 30 chỗ 18 15 18 10 10 10 10 10 10 5

Xe ô tô chở dƣới 10 ngƣời

Dung tích ≤ 1.0 L 45 20 45 20 25 15 25 10 25 5 Dung tích > 1.0L 45 45 45 20 25 15 25 10 25 5

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các văn bản thuế hàng năm của Chính phủ

http://svnckh.com.vn xxxix

Ngay trƣớc thềm gia nhập WTO, Việt Nam từng bƣớc hiện thực những cam kết hội nhập, trƣớc hết bằng việc cắt giảm thuế nhập khẩu CBU đối với xe chở khách và xe tải dƣới 5 tấn. Bảng 2.4 cho thấy thuế đánh vào xe chở khách giảm từ mức 100% trong suốt 5 năm trƣớc đó xuống 90% vào năm 2006 và kể từ 22/4/2008 thì giữ ở mức ổn định 83%. Hiện nay, thuế đánh vào xe chở khách có sự phân định giữa các dòng xe. Cụ thể, theo thông tƣ 216/2009/TT-BTCkể từ ngày 1/1/2010, dòng xe dƣới 9 chỗ ngồi chạy bằng xăng có dung tích xi lanh trên 2,5 lít sẽ áp dụng thuế suất 80%, thay vì mức 83% hiện hành. Mức thuế 80% này cũng áp dụng đối với dùng xe 4 bánh 2 cầu chủ động (xe chạy xăng), có dung tích xi lanh trên 2,5 lít. Dòng xe 4 bánh 2 cầu chủ động khác áp dụng thuế suất 77%. Còn các loại xe chạy xăng có dung tích xi lanh dƣới 2,5 lít và chạy diesel giữ nguyên thuế suất hiện hành của năm 2009 là 83%.

Bảng 2.4 : Diễn biến thuế nhập khẩu CBU đánh vào xe chở khách

Thời điểm 1/4 2000 18/1 2006 28/2 2007 22/8 2007 4/11 2007 26/3 2008 22/4 2008 1/1 2009 1/1 2010 Xe ô tô chở từ 10 ngƣời trở lên

100 90% 80% 70% 60% 70% 83% 83% 83%

Xe ô tô chở dƣới 10 ngƣời

Dung tích đến 2.5L 100 90 80 70 60 70 83 83 83 Dung tích trên 2.5L - 3L 100 90 80 70 60 70 83 83 Riêng xe 4 bánh 2 cầu chủ động (chạy xăng) 80% Xe còn lại: 83% Dung tích trên 3L 100 90 80 70 60 70 83 Riêng xe 2 cầu chủ động chạy xăng 81% Các xe còn lại 83% - Xe chạy xăng: 80% - Xe hai cầu chủ động chạy xăng: 77% - Xe chạy bằng diesel: 83%

http://svnckh.com.vn xl

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các văn bản thuế hàng năm của Chính phủ

Xe ô tô đã qua sử dụng cũng đƣợc Chính phủ chính thức cho phép nhập khẩu vào năm 2006. Theo đó, các mặt hàng ô tô chở khách dƣới 15 chỗ thuộc nhóm 8702 và 8703 sẽ bị áp thuế nhập khẩu tuyệt đối quy định tại quyết định 69/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Xe ô tô chở ngƣời từ 16 chỗ trở lên và xe thiết kể để vận tải hàng hóa có tổng trọng tải không quá 5 tấn sẽ bị áp thuế nhập khẩu 150%. Các loại xe khác thuộc nhóm 8702, 8703, 8704 áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi của xe ô tô mới cùng chủng loại. Việc nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng không thể mạnh nhƣ thị trƣờng mong đợi, do mức thuế tuyệt đối lẫn thuế tƣơng đối đều quá cao, mức chênh lệch giá so với xe mới lắp ráp trong nƣớc chƣa đủ để gây sức ép cạnh tranh lên các nhà lắp ráp ô tô tại chỗ.

Kể từ năm 2008, Chính phủ không quy định thuế nhập khẩu CKD nữa mà thay vào đó là thuế nhập khẩu cho từng linh kiện riêng trong bộ CKD. Thuế đối với linh kiện đƣợc xây dựng trên cơ sở: Những linh kiện doanh nghiệp đã sản xuất đƣợc sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao (tối đa 30%) để khuyến khích tiêu dùng trong nƣớc, còn những cái trong nƣớc chƣa làm đƣợc sẽ đánh thuế thấp (tới 0%) để tạo điều kiện cho nhập khẩu vào. Ngoài ra, đối với những loại linh kiện mà tới đây trong nƣớc có thể sản xuất đƣợc sẽ bị đánh thuế ở mức vừa phải từ 10% đến 20%, tùy theo thời gian linh kiện đó xuất hiện trên thị trƣờng sớm hay muộn.

Ngày 1/1/2006, việc phân biệt đối xử giữa thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào xe nhập khẩu và xe của doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nƣớc đã bị bãi bỏ, bằng mức thuế chung là 50%, 30%, 15% lần lƣợt đánh vào xe ô tô dƣới 5 chỗ, từ 6 đến 15 chỗ, từ 16 đến dƣới 24 chỗ. Tiếp đó, Luật thuế TTĐB năm 2008, có hiệu lực từ 1/4/2009 bổ sung tiêu chí dung tích xi lanh của máy và điều chỉnh cách phân loại xe theo chỗ ngồi. Theo đó, ôtô đƣợc phân thành ba loại chính dƣới 10 chỗ ngồi, 10-15 chỗ và 16-24 chỗ. Trong đó, hai loại cuối lần lƣợt chịu thuế 30% và 15%, bằng mức áp dụng của năm 2006. Thuế suất với xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống tăng mạnh so với trƣớc, và đƣợc phân biệt chi tiết hơn tùy theo dung tích xi lanh. Trong đó dòng xe 6-9 chỗ có dung tích xi lanh dƣới 2 lít áp dụng thuế suất 40%. Loại từ 2,0 lít đến 3,0 lít có thuế suất 50%, và mức 60% áp dụng cho loại xe có dung tích xi lanh trên 3,0 lít (Xem phụ lục 5 – Biểu thuế TTĐB áp dụng từ 1/4/2009). Biểu thuế mới này đã khắc phục đƣợc hạn chế của biểu thuế trƣớc đó7, đồng thời có tác dụng khuyến khích ngƣời tiêu dùng sử dụng loại xe năng lƣợng sạch, ít gây ô nhiễm. Dự kiến, với cách tính thuế mới, số thu ngân sách Nhà nƣớc từ thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô tăng trên 700 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, số thu từ xe sản xuất trong nƣớc tăng khoảng 400 tỷ đồng mỗi năm.

7

Theo biểu thuế cũ, loại xe 6-9 chỗ ngồi cũng đƣợc sử dụng chủ yếu làm phƣơng tiện đi lại cho cá nhân, song chỉ chịu mức thuế bằng 60% so với với loại xe 5 chỗ ngồi trở xuống

http://svnckh.com.vn xli

Về thuế VAT, theo thông tƣ 131/2008/TT-BTC có hiệu lực ngày 1/1/2009, thuế VAT sẽ đƣợc điểu chỉnh lên mức 10% đối với tất cả các loại ô tô không phân biệt loại ô tô đó có thuộc diện chịu thuế TTĐB hay không và tất cả các loại linh kiện phụ tùng. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, Chính phủ đã quyết định giảm 50% thuế VAT cho ô tô thuộc tất cả các loại, và một số linh kiện, phụ tùng khác trong năm 2009. Kể từ năm 2010, mức thuế suất đánh vào ô tô và linh kiện ô tô lại trở lại bình thƣờng theo thông tƣ 131/2008/TT-BTC.

Bên cạnh ba loại thuế chính kể trên, có một số các loại phí, lệ phí khác cũng ảnh hƣởng tới chi phí mua ô tô thực tế, trong đó quan trọng nhất là lệ phí trƣớc bạ. Lệ phí trƣớc bạ đƣợc tính trên một tỉ lệ phần trăm nhất định của giá xe (dao động từ 10-15%). Trung ƣơng sẽ quy định mức khung, còn địa phƣơng sẽ quy định mức thu cụ thể tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa phƣơng họ. Do vậy, mức lệ phí trƣớc bạ áp dụng với các thành phố lớn thƣờng ở mức cao [2]. Mức lệ phí trƣớc bạ cũng đƣợc giảm 50% trong riêng năm 2009 theo chính sách kích cầu của Chính phủ.

Trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết với ASEAN. Kể từ năm 2006, các loại xe ô tô chở ngƣời từ 10 chỗ trở lên và xe tải nguyên chiếc đều đã đƣợc cắt giảm xuống mức 5%. Riêng loại xe chở ngƣời từ 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải cắt giảm xuống mức thuế 0% vào năm 2018. Thuế suất nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng hiện nay đều giữ ở mức thấp 5% (trong ASEAN) và cắt giảm xuống 0% vào năm 2018 đối với ASEAN – Trung Quốc. Sự cắt giảm này sẽ có tác động đáng kể đến thị trƣờng ô tô trong nƣớc, và một thách thức rất lớn đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới.

2.2.2. Các biện pháp phi thuế quan

2.2.2.1 Hạn chế định lượng ô tô nhập khẩu

Cấm nhập khẩu ô tô cũ qua sử dụng

Quy định cấm nhập khẩu ô tô dƣới 16 chỗ đã qua sử dụng đƣợc thực hiện đầu tiên vào năm 1999 dƣới quyết định số 242/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó tất cả các xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống, xe chở khách các loại và xe tải dƣới 5 tấn có năm sản xuất từ năm 1995 trở về trƣớc đều không đƣợc phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Tiếp theo đó, quy định cấm nhập khẩu ô tô cũ lại một lần nữa đƣợc quy định trong nghị quyết số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của thủ tƣớng Chính phủ cho cả giai đoạn năm 2001 – 2005. So với quyết định năm 1999 thì quyết định này quy định chi tiết và rõ ràng hơn về các loại xe cũng nhƣ thời gian đã qua sử dụng. Bảng 2.5 dƣới đây chỉ rõ tất cả những loại xe dƣới 16 chỗ,

http://svnckh.com.vn xlii

xe tải có trọng tấn dƣới 5 tấn, đã qua sử dụng quá 5 năm không đƣợc nhập khẩu vào trong nƣớc cho thời kỳ năm 2001 – 2005.

Bảng 2.5: Quy định về cấm nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng giai đoạn 2001-2005

CẤM NHẬP KHẨU Ô TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG THỜI GIAN ÁP DỤNG - Ô tô vận chuyển hành khách từ 16 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm

cả loại vừa chở khách vừa chở hàng, khoang chở khách và chở hàng chung trong một cabin), loại đã qua sử dụng.

- Ô tô vận chuyển hành khách trên 16 chỗ ngồi, loại đã qua sử dụng quá 5 năm, tính từ năm nhập khẩu.

- Ô tô vận chuyển hàng hoá có trọng tải dƣới 5 tấn (bao gồm cả loại vừa chở hàng vừa chở khách có khoang chở hàng và khoang chở khách không chung trong một cabin), loại đã qua sử dụng quá 5 năm, tính từ năm nhập khẩu.

Toàn bộ thời kỳ 2001 – 2005

Nguồn: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu thời kỳ 2001 – 2005. (Kèm theo quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ

Tuy nhiên, dƣới yêu cầu hội nhập WTO, Việt Nam buộc phải cam kết mở cửa thị trƣờng ô tô và một trong những động thái tích cực đó là Nhà nƣớc cho phép nhập khẩu ô tô dƣới 16 chỗ đã qua sử dụng. Theo nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006, thì ô tô cũ đã qua sử dụng chính thức đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam từ 01/05/2006. Điều 10 của Nghị định nêu rõ: “Ô tô các loại đã qua sử dụng được nhập khẩu phải bảo đảm điều kiện: loại đã qua sử dụng không quá 05 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu”. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà

sản xuất ô tô trong nƣớc khi có thêm những đối thủ cạnh tranh lớn. Trong khi đó, ngƣời tiêu dùng sẽ có thêm sự lựa chọn với kỳ vọng về giá cả và chất lƣợng, nhất là khi so sánh với các loại xe do doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất, lắp ráp. Nhƣng kết quả lại không đƣợc nhƣ những kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách. Những vấn đề về thuế hay kiểm định chất lƣợng đã gây nên những xáo trộn lớn. Chính sách mới này gần nhƣ đã thất bại, không tạo ra sự cạnh tranh, thúc đẩy

http://svnckh.com.vn xliii

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.PDF (Trang 36 -98 )

×