Bảng 2.11 Kim ngạch xuấtkhẩu Tôm và Cá của Việt nam năm 2002 Thị trường

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian gần đây – Thực trạng và giải pháp.doc.doc (Trang 31 - 32)

Thị trường Tôm Cá Khối lượng (Tấn) Giá trị (Triệu USD) Khối lượng (Tấn) Giá Trị (Triệu USD) Mỹ 41800 86.1 34870 131 Nhật 41950 325 14050 51.4

Trung Quốc & Hồng Kông

4100 35.5 28980 108.8

ASEAN 2490 20.1 10100 21.05

EU 4500 18.7 7500 20.8

Các nướckhác 8651 68.47 35551 93.6

Nguồn: Tạp chí Thương mại thuỷ sản 1/2003

Năm 2000 đến 2002 sau một thời gian triển khai đồng bộ các chương trình: “Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản”; “Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản”; “Chủ chương phát triển khai thác hải sản xa bờ và ổn định khai thác vùng gần bờ; tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư; nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế”, hàng thuỷ sản nói chung và tôm nói riêng của Việt Nam đã có bước nhảy vọt về số lượng và chất lượng. Giá tôm xuất khẩu trung bình của Việt Nam năm 2002 đạt 10,3 USD/kg, cao hơn 26% so với năm 1999, 45% so với năm 1995. Sự tăng giá này, một phần là do cơ cấu mặt hàng tôm của ta đã chuyển mạnh sang các dạng sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, là những mặt hàng có mức giá tăng mạnh nhất trên thị trường. Nhưng mặt khác quan trọng không kém, là do ta đã biết đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thay đổi cơ cấu thị trường hợp lý. Điển hình là thị trường Mỹ, vào năm 2002 tôm đông chiếm tỷ trọng áp đảo trong các mặt hàng xuất khẩu của ta sang Mỹ với 40.6 nghìn tấn, giá trị 421 triệu USD, chiếm 78% giá trị xuất khẩu thuỷ sản nói chung. Rất ít quốc gia xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ lại có tỷ lệ mặt hàng tôm đông lớn như của Việt Nam. Tôm đông Việt Nam chiếm 4,7% khối lượng nhập khẩu tôm vào Mỹ và đứng hàng thứ 8 trong số các quốc gia xuất khẩu mặt hàng này. Khác hẳn với thị trường Nhật Bản, tại Mỹ tôm đông Việt Nam có giá rất cao, trung bình tới 15 USD/kg. Giá tôm trung bình tại thị trường Mỹ cao như vậy đã kéo giá tôm xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong năm 2000 cao lên theo, dẫn đến hiệu quả xuất khẩu cũng có bước nhảy vọt.

Bên cạnh tôm là mặt hàng cá cũng có những chuyển biến rất mạnh trong việc xuất khẩu sang các thị trường khác nhau. Cụ thể, với thị trường lớn nhất là Mỹ năm 2002 Việt nam xuất khẩu khoảng 35 nghìn tấn tăng 46.7%, đạt giá trị 131 triệu USD tăng 37.9% so với năm 2001. Thị trường lớn thứ hai của xuất khẩu cá của Việt Nam sau Mỹ không phải là Nhật mà là Trung Quốc và Hồng Kông. Năm 2002, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khoảng 29 nghìn tấn cá các loại tăng 57.8%, đạt giá trị 108 triệu USD tăng 102.6% so với năm

200. Điều này càng chứng tỏ xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang từng bước phát triển, thể hiện hiệu quả kinh tế cao sau một khoảng thời gian yếu kém trong việc xuất khẩu cũng như tạo được hiệu quả trong việc này.

III./ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM 1995 – 2002 VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC MẶT CỦA XÃ HỘI. ĐỘNG ĐẾN CÁC MẶT CỦA XÃ HỘI.

Nước ta có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi nên rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Đây cũng là tiền đề cho ngành thuỷ sản phát triển và thu được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, không phải không có những khó khăn, tồn tại mà ngành thuỷ sản vẫn phải đang đối mặt và tìm phương án giải quyết.

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian gần đây – Thực trạng và giải pháp.doc.doc (Trang 31 - 32)