Xuất khẩu qua nước trung gian:

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO.docx (Trang 46 - 53)

Mặc dù Việt Nam hiện là nước xuất khẩu tiêu hàng đầu thế giới nhưng tiêu của Việt Nam vẫn phải xuất khẩu qua các nước trung gian và sau đó được tái xuất với mức giá cao hơn và Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu tiêu sau đó tái xuất lớn nhất của Việt Nam. Lượng hàng tái xuất trong tổng xuất khẩu của Ấn Độ ngày càng tăng. Nếu như năm 2000 tổng lượng hạt tiêu nhập để tái xuất của Ấn Độ là 6.570 tấn trong tổng xuất 19.900 tấn thì tới năm 2004 con số tương ứng là 14.200 tấn trong tổng xuất 14.049 tấn.

Lượng tiêu mà Ấn Độ nhập từ Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2001- 2006. Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 4.228 tấn, trị giá 6,451 triệu USD và năm 2006, con số này đã tăng lên 7.843 tấn, trị giá 11.066 triệu USD. Các công ty Ấn Độ đã nhập khẩu tiêu của Việt Nam, sau đó tái xuất và thu được lợi nhuận khá cao. Đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.

Trong các nước ASEAN, từ nhiều năm qua Singapore được coi là thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới vì đây là nơi chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi. Singapore cũng đã từng là một trong những nước nhập khẩu hạt tiêu lớn của Việt Nam song trong những năm gần đây, lượng tiêu xuất khẩu sang thị trường này giảm khá mạnh. Nếu như năm 2001 Singapore nhập từ Việt Nam 12.266 tấn tiêu, trị giá 19,832 triệu USD thì năm 2005 con số tương ứng chỉ còn 2.039 tấn (trong tổng nhập khẩu 12.782 tấn) và 3,455 triệu USD. Năm 2006, nhập khẩu hạt tiêu của Singapore từ các nước trên thế giới đạt 15.702 tấn, gồm 8.457 tấn tiêu đen và 7.245 tấn tiêu trắng, tăng 23% so với năm 2005. Lượng nhập khẩu của Singapore từ Việt Nam năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005, đạt 6.032 tấn, trị giá 9.637 USD. Singapore thuộc khối ASEAN, có vị trí địa lý gần Việt Nam, chi phí vận chuyển thấp, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cần khai thác tiềm năng và cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp khôi phục xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu sang thị trường này.

Bảng 2.4 Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra một số thị trường quan trọng trên thế giới

(Đơn vị tính: %)

Thị trường chính

2003 2004 2005 2006

Giá trị Số

lượng Giá trị lượngSố Giá trị lượngSố Giá trị lượngSố

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 Châu Mỹ 16.5 15.4 14.2 14.1 22.9 22.0 18.3 18.3 Châu Âu 36.1 35.1 37.0 36.4 41.5 42.3 41.2 42.0 Châu Á 39.2 40.8 41.0 41.5 27.3 28.0 31.9 29.3 Châu Phi 8.1 8.7 7.8 7.9 8.3 7.7 8.7 10.3 Tỷ trọng xuất sang một số nước (%) Hoa Kỳ 15.1 14.2 12.9 12.9 21.4 20.9 16.3 17.1 Hà Lan 8.5 7.1 8.3 7.7 8.2 7.4 8.1 8.4 Đức 6.7 6.6 6.3 6.4 6.8 7.1 10.3 10.3 Ấn Độ 6.3 7.2 9.3 9.1 6.8 7.8 6.0 7.4 Singapore 7.6 7.7 4.9 5.2 2.5 2.1 5.2 5.7

“Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam”

2.10.3 Thuận lợi và khó khăn:2.10.3.1 Thuận lợi: 2.10.3.1 Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên: Thiên nhiên ưu đãi, đất đai và khí hậu phù hợp cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt.

- Nguồn nhân lực dồi dào: Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam lớn, nông dân chăm chỉ cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật như cây tiêu đồng thời có khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất và chế biến hạt tiêu.

- Chi phí đầu tư cho các vườn tiêu không đòi hỏi nhiều: So với các loại cây công nghiệp khác như cà phê, điều, cao su… cây hạt tiêu cần chi phí đầu tư thấp nhất.

- Nguồn cung lớn và phân bổ đều trong năm: Hiện nay Việt Nam chiếm khoảng 50% nguồn cung thị trường. Các nhà kinh doanh hạt tiêu quốc tế thừa nhận chỉ cần ngành hạt tiêu Việt Nam có một biến động nhỏ cũng ảnh hưởng đến thị trường hạt tiêu thế giới. Nông dân Đắc Lắc tập trung bán tiêu vào những tháng đầu năm (từ tháng 2 đến tháng 7) trong khi người sản xuất tiêu tại Quảng Trị lại bán dồn vào cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12). Ngược lại tiêu tại Phú Quốc được bán mạnh vào các tháng từ tháng 2 đến tháng 4. Tính chất mùa vụ rải đều quanh năm này giữa các vùng sản xuất chính của Việt Nam tạo ra một nguồn hàng rải đều trong năm cho các nhà xuất khẩu và người sản xuất cũng có những giá bán cao hơn thời gian còn lại trong năm.

- Năng suất cao: So với các nước sản xuất tiêu, năng suất hạt tiêu của Việt Nam tương đối cao do các vườn tiêu của Việt Nam đều có tuổi đời khá trẻ, từ 10-15 năm – thời điểm mà cây hạt tiêu cho năng suất cao nhất.

- Sản lượng và chất lượng ổn định: Ưu thế rất lớn của ngành hạt tiêu Việt Nam là chất lượng và sản lượng ổn định. Kể từ năm 2002 đến nay, khi giá hạt tiêu trên thị trường xuống thấp, trong khi nhiều nước đã giảm mạnh sản lượng thì Việt Nam vẫn duy trì được mức sản lượng cao. Ngoài ra hạt tiêu Việt Nam có hương vị (thơm, cay) và phẩm cấp lý hóa tính không thua kém tiêu của Indonesia và Ấn Độ nên có sự cạnh tranh tốt. Do đó, các nhà nhập khẩu rất an tâm với hạt tiêu Việt Nam.

2.10.3.2 Khó khăn:

- Phát triển thiếu quy hoạch: Việc phát triển cây hạt tiêu tại Việt Nam chủ yếu là do tự phát, chưa có định hướng quy hoạch cụ thể theo yêu cầu sinh thái tối ưu cho cây tiêu và theo nhu cầu thị trường, thiếu các tổ chức có đủ năng lực và tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất. Quy mô sản xuất hạt tiêu Việt Nam vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theo từng hộ cá thể, sản lượng và chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, côn trùng và dịch bệnh. Vài năm trước khi giá tiêu tăng, giá cà phê giảm, nhiều nông dân đã phá bỏ cà phê để trồng tiêu. Điều này dẫn tới tổng diện tích trồng tiêu tăng lên nhanh chóng, từ 10.000 ha năm 1999, lên 42.000ha năm 2003 và 52.000 ha năm 2005.

- Nguồn vốn: Hầu hết nông dân thiếu vốn để sản xuất, chế biến lâu dài do đó việc sản xuất và kinh doanh tiêu Việt Nam không ổn định. Hạt tiêu thường được thu hoạch vào mùa mưa, dân không có vốn đầu tư cho thiết bị sấy, nên không kiểm soát được độ ẩm hạt, chế biến thường theo phương pháp thủ công. Đến nay nước ta mới có khoảng 6 doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến xử lý bằng hơi nước; 7 doanh nghiệp có dây chuyền tách tạp (que, cành, tạp chất, đất đá...). Điều này đã giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể nâng cao tiêu chuẩn và thương hiệu cho mặt hàng hạt tiêu của mình và thường bị lỗ vì phải bán ở mức giá của người mua.

- Chất lượng tiêu: Các đơn vị kinh doanh mới chỉ tập trung thu mua để xuất khẩu, chưa chú trọng vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản khiến cho giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp hơn tiêu các nước 100 - 200 USD/tấn.

- Thương hiệu: Mặc dù kể từ năm 2002 Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, nhưng cho đến nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, vẫn chưa có thương hiệu hạt tiêu "Made in Vietnam".

- Thiếu thông tin: Đại đa số nông dân trồng tiêu, nhà chế biến và nhà xuất khẩu tiêu đều không nắm rõ hay cập nhật được thông tin của ngành. Một minh chứng là gần đây, khi giá tiêu thế giới tăng vọt lên 2.000 USD/tấn, rồi 3.000 USD/tấn... thì lượng hàng của Việt Nam chỉ còn khoảng 40%. Hơn 60% lượng hạt tiêu đã được xuất trước đó với mức giá chỉ khoảng 1.200 USD/tấn. Có hai nguyên nhân chính làm ngành hạt tiêu Việt Nam thua thiệt so với các nước sản xuất khác trên thế giới: Thứ nhất, các doanh nghiệp thiếu thông tin, mua đến đâu bán đến đó mà không dự báo được cung trên thị trường không đủ cầu, trong khi các nhà buôn quốc tế dự báo được đã tranh thủ mua hàng với giá thấp. Thứ hai là các nhà xuất khẩu thiếu kế hoạch trong phương thức buôn bán. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ thói quen có hàng thì mua, không có thì ngưng. Trong khi đó, các nhà buôn quốc tế có kế hoạch cụ thể, mua ở đâu, sản lượng bao nhiêu mỗi tháng, dự trữ bao nhiêu, bán cho ai, số lượng bán bao nhiêu...

- Liên hệ giữa nông dân và doanh nghiệp còn yếu: Chưa có những cuộc đối thoại trực tiếp nhằm trao đổi thông tin, giải quyết khúc mắc giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông.

Việc kiểm soát chất lượng chế biến chưa được chặt chẽ và quản lý sản phẩm trong vụ và chế biến sau vụ còn lỏng lẻo.

- Phương thức sản xuất lạc hậu: Việc sản xuất và chế biến tiêu của Việt Nam chủ yếu vẫn áp dụng các tập quán cũ, không biết cách phòng ngừa sâu bệnh, còn sử dụng nhiều phân hữu cơ. Các trang trại lớn thì thuê mướn nhân công chưa lành nghề chăm sóc vườn tiêu và đa phần chưa xem việc trồng tiêu là sản xuất hàng hóa. Nông dân không được đào tạo bài bản về cách thức sản xuất, thu hoạch và cất trữ tiêu. Ngoài ra, một trở ngại lớn đối với họ nữa là thiếu thông tin thị trường. Kết quả là sản lượng và chất lượng tiêu của Việt Nam khá thấp, trong khi chi phí sản xuất lại cao. Và khi giá tiêu hạ, nông dân sẽ bị thua lỗ. Hiện vẫn còn khoảng 50% diện tích tiêu trồng trên vùng đất trống không có vành đai chắn gió, sử dụng phân hữu cơ nên dễ dẫn đến tình trạng đất bị xói mòn, giảm dưỡng chất, khiến tuổi thọ vườn cây không dài, bị cằn cỗi và phát sinh nhiều sâu bệnh. Hiện vẫn còn 30% các vườn tiêu ở vào giai đoạn trên 20 năm tuổi hoặc khai thác theo kiểu "mì ăn liền" cần cải tạo trong khi việc giảm giá liên tục trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến việc tái đầu tư, trồng mới của nông dân. Các trở ngại trên đang là nguy cơ giảm sản lượng hạt tiêu trong các mùa vụ tới.

- Tầm nhìn cho sự phát triển còn hạn hẹp: Cả khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đều thiếu một tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của ngành với chính sách đúng đắn và mục tiêu cụ thể.

2.11 HẠT ĐIỀU:

2.11.1 Tình hình xuất khẩu :

(đv: nghìn tấn) Năm 1992, Việt Nam mới khai thông thị trường Trung Quốc, từ chỗ là nước xuất khẩu điều thô, thì năm 1996-1997, Việt Nam đã chấm dứt xuất khẩu điều thô qua Ấn Độ, để giữ lại chế biến, phục vụ cho xuất khẩu điều nhân. Năm 2000-2001, Việt Nam trở thành nước có sản lượng điều thô đứng thứ hai thế giới. Năm 2002 - 2003, Việt Nam là nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Năm 2005, với kim ngạch xuất khẩu trên 480 triệu USD, các nhà xuất khẩu nhân điều đã đạt con số cao nhất trong lịch sử ngành điều. Và, năm 2006, vinh quang đã về Việt Nam; bất chấp năm 2005, ngành điều lỗ khoảng 1.000 tỉ đồng, năm 2006 lỗ khoảng 300 tỉ đồng...

Hai tháng đầu năm 2007, ước tính xuất khẩu hạt điều của nước ta đạt khoảng 19 ngàn tấn, kim ngạch đạt khoảng 75 triệu USD, tăng 127% về lượng, 122% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006.

Tháng 02/2007, lượng xuất khẩu hạt điều giảm do đúng vào thời điểm nghỉ tết Đinh Hợi nên ước chỉ đạt khoảng 8,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 31,7 triệu USD, giảm 23,88% về lượng và giảm 26,83% về kim ngạch so với tháng 01/2007 nhưng tăng 21,17% về lượng và tăng 15,53% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2007, cả nước xuất khẩu được 92.000 tấn hạt điều, giá trị khoảng 375 triệu USD, đạt gần 66% kế hoạch năm về lượng và 67% về trị giá hàng xuất khẩu.

Tham khảo giá hạt điều xuất khẩu tính đến 24/05/2007

Mặt hàng Đ

V T

Lượng Giá

Nhân hạt điều Kg 15,876 4.50 Australia FOB Hạt điều nhân sấy khô đã

qua chế biến Kg 23,814 2.93 Canada FOB

Nhân hạt điều thành phẩm Tấ n 16 833.4 9 Canada FOB Nhân hạt điều đã qua sơ

chế loại DW Kg 680 3.77 Trung Quốc DAF Nhân hạt điều sơ chế

WW450 Kg 1,406 4.30 Trung Quốc EXW

Nhân hạt điều thành phẩm Tấ n 16 833.4 9 Phần Lan FOB Hạt điều nhân đã bóc vỏ Kg 15,876 5.62 Hà Lan FOB Nhân hạt điều xuất khẩu

WW320 Kg 15,876 4.66 Nga FOB

Nhân hạt điều WW450 Kg 15,876 4.11 Nga FOB Hạt điều nhân Kg 15,876 4.56 Tây Ban

Nha FOB

Nhân hạt điều Kg 14,000 3.48 ả Rập Xê út

CF Hạt điều chiên muối Kg 18,523 3.74 Mỹ FOB Hạt điều nhân loại WS Kg 7,490 3.62 Mỹ FOB 0001 hạt điều nhân đã

sấy khô

Kg 15,876 2.91 Mỹ FOB

Hạt điều nhân (hạt điều

thô đã bóc vỏ) Kg 15,876 5.64 Mỹ FOB

(Vinanet)

2.11.2 Thị trường xuất khẩu:

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2007, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam với 3,08 ngàn tấn, kim ngạch đạt 13,22 triệu USD, và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định so với tháng 12/2006 và so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hạt điều xuất khẩu trung bình vào thị trường này đạt 4.279 USD/tấn, tăng 6% so với tháng 12/2006.

Trong tháng 1/2007, lượng điều của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ, Canada, Singgapore, Hồng Kông và Đài Loan. Bên cạnh những thị trường đó, thì trong tháng này xuất khẩu sang các thị trường UAE, Đức, Thái Lan và Na Uy cũng tăng rất mạnh, tăng 300% về lượng so với tháng 12/2006.

Giá xuất khẩu hạt điều trung bình trong tháng 1/2007 đạt 4.023 USD/tấn, tăng 43 USD/tấn so với tháng 12/2006. Trong đó, giá xuất khẩu sang Mỹ đạt 4.279 USD/tấn; Trung Quốc đạt 3.482 USD/tấn; Hà Lan đạt 4.267 USD/tấn…

Giá xuất khẩu hạt điều sang một số thị trường chính

(số liệu tháng 1/2007)

STT Thị trường Đơn giá (USD/tấn)

2 Trung Quốc 3.482 3 Hà Lan 4.267 4 Australia 4.075 5 Anh 4.096 6 Nga 4.162 7 Canađa 3.823 8 UAE 3.850 9 Đài Loan 3.875 10 Đức 4.324

Sau 15 năm cạnh tranh trên thương trường, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều Việt Nam đã làm rạng danh đất nước khi vượt Ấn Độ, giành ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều.

Sau khi vượt qua cường quốc về xuất khẩu điều, Ấn Độ, vào cuối năm 2006, nửa đầu năm nay, xuất khẩu điều của Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng cả về số lượng và kim ngạch. Thật vậy, năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được 127.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch gần 504 triệu USD; trong khi Ấn Độ chỉ xuất khẩu có 118.000 tấn nhân điều. Chính kết quả này đã đẩy Việt Nam lên ngôi vị xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới trong năm 2006.

2.11.3Khó khăn:

Ngành điều đang rơi vào tình trạng đói công nghệ, chưa hề đổi mới một cách tích cực công nghệ chế biến sản phẩm trong vòng 15 năm nay. Các quy trình sản xuất hiện nay chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năng suất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao, chất lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh. Ví dụ, tỷ lệ hạt điều trắng của Việt Nam chỉ đạt khoảng 40% trong khi các nước như Ấn Độ hay Brazil tỷ lệ này là 70%.

Chất lượng sản phẩm điều của Việt Nam chưa đồng đều, nhiều khi còn kém nên khách hàng quay sang nhập hàng của Ấn Độ nhiều hơn thay vì nhập trực tiếp từ Việt Nam. Các

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO.docx (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w