Hàng điện tử, linh kiện máy tính:

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO.docx (Trang 59 - 62)

CỦA VIỆT NAM 3.1 GIẢI PHÁP CHUNG:

3.2.6Hàng điện tử, linh kiện máy tính:

- Các doanh nghiệp trong ngành phải nghiên cứu để đưa ra được những sản phẩm điện tử phù hợp với nhu cầu thị trường, giá cả cạnh tranh và đặc biệt là chất lượng cao. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại cũng cần được chú ý với sự phối hợp và giúp đỡ từ phía cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại. Để đạt được những mục tiêu đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, Chính phủ cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành này, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển công nghiệp điện tử.

- Nên xem xét để đưa thuế suất nhập khẩu MFN đối với linh kiện, phụ tùng điện tử về bằng với thuế suất CEPT/AFTA để tạo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử.

- Thuế nhập khẩu linh kiện phải thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên chiếc. Linh kiện, phụ tùng nào trong nước đang sản xuất được thì tăng (thuế) tối đa có thể được, đồng thời giảm đến mức tối thiểu (0%) cho các linh kiện, phụ tùng không sản xuất được.

- Các doanh nghiệp cần có một quy hoạch, chiến lược ngành dài hơi để yên tâm đầu tư. Đã có nhiều cảnh báo hội nhập đối với ngành điện tử là “cái chết được báo trước” vì thiếu khả năng cạnh tranh, không có nền tảng vững chắc là công nghệ và nghiên cứu, triển khai. Các doanh nghiệp phải tính đến đầu tư. Đầu tư phải có quy hoạch, các chính sách đầu tư, chính sách thuế hỗ trợ cho quy hoạch.

Những loại gạo xốp, nở bán giá thấp nên hạn chế và dần dần thay thế bằng những loại gạo dẻo, thơm. Thuyết phục nông dân trồng đúng phương pháp. Có thể bắt đầu bằng cách các công ty kinh doanh tham gia vào việc hợp tác, hỗ trợ nông dân xây dựng những chuỗi nông trường, chọn đất tốt, chọn giống, canh tác, kỹ thuật… làm ra những loại gạo ngon tiêu biểu.

Xây dựng thương hiệu riêng và đưa ra bán ở các vùng đô thị trong và ngoài nước. Từ đó khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, tạo dựng thương hiệu uy tín từ chất lượng để nâng thu nhập trồng lúa lên cao hơn.

Nhà kinh doanh có thể cùng tham gia với nông dân, xây dựng thương hiệu cho hạt gạo, bắt đầu bán từ trong nước rồi xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài; phát huy văn hoá ẩm thực Việt Nam, sản xuất và chế biến những món ngon từ gạo: cơm tấm, bún, hủ tiếu, bánh tráng… để quảng bá với nước ngoài như cách làm của Nhật Bản, Hàn Quốc: giới thiệu hàng trăm loại bánh làm từ gạo.

Cùng lúc, điều hành xuất khẩu gạo, tránh xuất khẩu quá mức gây ảnh hưởng đến giá. một cách có khoa học, nhạy bén.

Mở rộng thị trường xuất khẩu là cần thiết, nhưng đừng quên thị trường nội địa phong phú và hơn 83 triệu dân. Việc làm cấp bách là phải nâng cao chất lượng hạt gạo, giúp nông dân tiêu thụ và thắng trên sân nhà. Xuất khẩu gạo là chuyện rất cần nhưng muốn nông dân tìm đầu ra ổn định cho nông sản thì cũng không thể “hở lưng” trong thị trường nội địa.

Chính phủ Việt Nam nên đầu tư mạnh vào công nghệ tưới, tiêu và khuyến khích nông dân chọn phương thức sản xuất hiện đại nhằm nâng cao sản lượng lúa. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tăng cường cải tiến hầm chứa thóc để có thể đảm bảo dự trữ lâu dài đồng thời hỗ trợ các nhà xuất khẩu quảng bá thương hiệu nhằm tạo niềm tin cho khách hàng trên thị trường quốc tế về chất lượng và tiêu chuẩn gạo của Việt Nam.

3.2.8 Cao su:

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp chế biến cao su tại Việt Nam còn ít, khả năng cạnh tranh còn chưa cao, các nhà sản xuất cao su việt Nam cần được tạo điều kiện để hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để liên doanh, liên kết xây dựng các nhà máy chế biến mủ cao su để tạo ra cao su chế biến có chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tạo điều kiện dịch chuyển thị trường từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh.

Nhập khẩu các máy móc, công nghệ, kỹ thuật chế biến cao su tại Việt Nam, chuyển giao công nghệ giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà sản xuất.

3.2.9 Cà phê:

- Đào tạo nguồn nhân lực cho cà phê, từ lĩnh vực sản xuất, trồng trọt, chế biến, đến nghiệp vụ kinh doanh, xúc tiến thương mại, xuất khẩu, để cà phê Việt Nam khỏi bị thua thiệt và mất uy tín trên thị trường quốc tế.

- Nhà nước cần đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, để tập hợp nông dân vào hợp tác xã kiểu mới hoàn toàn tự nguyện.Chỉ có đổi mới tổ chức sản xuất, nông dân mới có điều kiện tiếp thu đồng đều kỹ thuật mới, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá trị hàng hoá cao.

- Giảm diện tích cà phê, chỉ giữ lại qui mô diện tích hợp lý dựa theo những công trình điều tra, nghiên cứu, qui hoạch giành quỹ đất cho cây cà phê dưới 170.000 ha, chủ yếu là

những địa bàn được xác định rất thích hợp về đất đai, khí hậu, nguồn nước. Giảm diện tích vùng đất xấu (dốc cao, thiếu nước, trồng cây khác hiệu quả hơn…), chọn trồng giống mới, tốt, trẻ hóa vườn cà phê già cỗi, hướng đến sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn. Đa dạng hóa cây trồng, phá thế độc canh, nắm vững kỹ thuật canh tác. Giảm phân bón vô cơ, tăng phân hữu cơ, hạn chế dùng thuốc hóa học, trồng cây che bóng với vườn lớn (đối với vườn cà phê có diện tích nhỏ nông dân có thể trồng xen cây ăn trái thích hợp), thu hái trái già, sơ chế bảo quản hạt tuân theo yêu cầu kỹ thuật. Biết điều chỉnh vườn cà phê tăng năng suất khi giá lên cao và giữ năng suất trung bình khi giá xuống thấp (điều khiển từ việc tưới nước, bón phân). Cần đặt lên hàng đầu việc loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo những lô hàng chất lượng, an toàn mới nâng cao uy tín cà phê Việt Nam.

- Việc cần phải làm là tìm công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong đó giảm thiểu đầu tư vào phân hoá học, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới để đạt một năng suất không phải là cao nhất nhưng có mức lợi nhuận tốt nhất. Ngành cà phê Việt nam cũng quan tâm khuyến cáo các nhà sản xuất sử dụng nhiều phân hữu cơ thay cho việc dùng nhiều phân hoá học lâu nay coi đó là một phương hướng tiến bộ trong kỹ thuật.

- Có kế hoạch và chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những diện tích cà phê không thích hợp sang những cây trồng khác phù hợp, mang lại hiệu quả về kinh tế lẫn môi trường, xã hội, đồng thời tổng kết các mô hình chuyển đổi, hoặc trồng xen các loại cây ăn quả trong vườn cà phê để nhân rộng mô hình. Cần có cơ cấu giống cà phê phù hợp, trong đó ngoài giống cà phê vối là chủ lực còn phát triển thêm cà phê chè, cà phê mít.

- Các dạng sản phẩm từ cà phê xô đến các dạng thành phẩm đều phải có chất lượng cao, luôn ổn định. Tìm mọi biện pháp để không ngừng hạ giá thành trong quá trình sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất (tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh, trồng xen cây đậu đỗ các loại, phân xanh ở chung quanh bờ lô, giảm lượng phân bón hoá học..).

- Tôn trọng hệ sinh thái tổng hợp theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê, nhất là phải trồng cây đai rừng chắn gió, che bóng, cây che phủ mặt đất để điều hoà ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giảm tốc độ gió, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất...

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị công nghệ từ sân phơi, nhà kho, các cơ sở chế biến. Xây dựng chính sách giá cả trong thu mua sản phẩm với nguyên tắc: chất lượng cao, trả giá cao, chất lượng thấp thì trả giá thấp, thậm chí không thu mua.

- Các doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh cà phê đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá, giới thiệu các dạng sản phẩm, thương hiệu cà phê rộng rãi trên thị trường trong, ngoài nước. Các nhà sản xuất kinh doanh xuất khẩu quan tâm giải quyết một cách đồng bộ bằng những kế hoạch triển khai, nhất là về khâu tổ chức, kiểm tra, bước đi cụ thể nhằm có cơ sở để tạo ra một nền sản xuất kinh doanh bền vững trong sản xuất cây cà phê- một thế rất mạnh của tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ hội nhập.

- Quan tâm đến thị trường kỳ hạn (Futures Market). Tức là mua bán hàng hóa sẽ được giao và thanh toán ở một ngày nhất định trong tương lai theo giá thỏa thuận hiện tại. Để hạn chế những rủi ro trong quá trình giao dịch mua bán trên thị trường, việc tham gia thị trường kỳ hạn là cần thiết và sử dụng phương thức chốt giá bảo vệ như một công cụ tài chính để giảm thiểu rủi ro nhằm tránh dao động về giá là biện pháp tích cực cho các DN mua bán cà phê trên thị trường hiện nay. Để hạn chế thua lỗ, giảm thiểu rủi ro khi giá dao động, cách tốt nhất là DN phải học hỏi, nghiên cứu sâu thị trường và phân tích kỹ thuật, có chiến lược rõ ràng trong kinh doanh bằng cách sử dụng thị trường kỳ hạn và thị trường

quyền chọn (option); lập kế hoạch kinh doanh tốt, quản lý tốt và nhạy bén trong mọi trường hợp.

- Để tiếp tục giữ vững vị thế của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới ngoài định hướng lớn trong chiến lược của ngành cà phê đề ra như: Tập trung công tác nghiên cứu triển khai kế hoạch chợ đầu mối và sàn giao dịch cà phê; Chính phủ xem xét quan tâm đầu tư cho ngành cà phê, có chiến lược phát triển ngành cà phê trong từng giai đoạn cụ thể về sản xuất, chế biến, tiêu thụ; Dành kinh phí xúc tiến thương mại hàng năm cho ngành cà phê để tập trung cho công tác đào tạo, đặc biệt là cán bộ phân tích, dự báo thị trường giá cả; Vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm, chứng chỉ quản lý chất lượng sản phẩm là một yêu cầu cấp thiết

- Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng: Sản xuất cà phê hữu cơ là một phương hướng của ngành cà phê Việt nam, cần được quan tâm. Tiềm năng để sản xuất cà phê hữu cơ lớn vì phía Bắc Việt nam có một vùng núi rộng lớn điều kiện khí hậu thích hợp cho cà phê Arabica sinh trưởng phát triển. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây ít sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu. Đó là điều kiện thuận tiện để phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Thu nhập từ cà phê hữu cơ cao hơn sẽ khuyến khích nông dân tham gia sản xuất mặt hàng này. Vấn đề ở đây lại là việc cấp chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ làm sao cho thuận tiện và có hiệu quả cho nông dân. Việt nam cũng có nhiều vùng có khả năng sản xuất cà phê thơm ngon. Nếu có chủ trương tổ chức sản xuất tốt cộng với chế biến tốt hoàn toàn có thể đưa ra thị trường những mặt hàng cà phê hảo hạng như cà phê Buôn Ma Thuột.

- Phát triển một ngành cà phê bền vững: Đây là một vấn đề mà ngành cà phê Việt nam phải cố gắng trên nhiều lĩnh vực từ khâu áp dụng những kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến đến công nghệ chế biến tiên tiến, đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm mới, phát triển sản xuất nhiều loại cà phê hảo hạng, cà phê hữu cơ...

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO.docx (Trang 59 - 62)