GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO NHỮNG NGÀNH XUẤT KHẨU CHỦ LỰC: 1 Dầu thô:

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO.docx (Trang 55 - 59)

CỦA VIỆT NAM 3.1 GIẢI PHÁP CHUNG:

3.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO NHỮNG NGÀNH XUẤT KHẨU CHỦ LỰC: 1 Dầu thô:

3.2.1 Dầu thô:

Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện hợp đồng của các khách hàng; thường xuyên mở rộng thị trường tiêu thụ; thường xuyên cập nhật, dự báo tình hình cung cầu dầu thô trên thế giới; phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các đơn vị khai thác dầu thô nhằm cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ… Đặc biệt, với vai trò là nhà xuất khẩu dầu thô duy nhất và chung cho toàn bộ các mỏ dầu có quyền bốc dầu của Việt Nam, thời gian qua, PETECHIM đã tổ chức và phối hợp linh hoạt công tác bán dầu và bốc dầu tại các mỏ khác nhau (co-load) với các khách hàng khác nhau. Nghiệp vụ này đã mang lại hiệu quả lớn như: đạt mức giá bán cao vì khách hàng giảm được cước phí vận chuyển; tiết kiệm chi phí điều hành, chi phí thuê máy bay trực thăng và tàu dịch vụ; góp phần bảo đảm an toàn cho kế hoạch sản xuất của các mỏ, tăng tần suất bốc dầu và hạn chế tình trạng kho chứa bị đầy buộc nhà điều hành mỏ phải cắt giảm sản lượng hoặc ngừng sản xuất…

3.2.2 Dệt may:

• Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường nội địa, thực hiện chuyển đổi phương thức để hạn chế và thoát thế gia công.

• Các DN cần xúc tiến đầu tư, thương mại thông qua các tổ chức quốc tế, tham tán thương mại ở nước ngoài. Để khẳng định mình, không gì khác hơn là nhanh chóng xây dựng thương hiệu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, đăng ký bản quyền nhãn mác sản phẩm.

• Ngoài việc đầu tư, đổi mới thiết bị hiện đại và đồng bộ, sản xuất nguyên phụ liệu nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trên mỗi sản phẩm, cần chú tâm hơn đến đào tạo nguồn nhân

lực, từ công nhân có tay nghề cao đến kỹ sư thiết kế, tạo mẫu mốt sản phẩm, thậm chí là cán bộ quản lý với phong cách làm việc quy chuẩn, chuyên nghiệp.

• Tìm mọi biện pháp để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.

• Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường nội địa, thực hiện chuyển đổi phương thức để hạn chế và thoát thế gia công.

• Từng bước áp dụng các tiêu chuẩn ISO: 9001, 14000, SA 8000 để nâng cao uy tín, chất lượng hàng hoá, nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ vững các khách hàng truyền thống. Chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường.

• Các DN cần xúc tiến đầu tư, thương mại thông qua các tổ chức quốc tế, tham tán thương mại ở nước ngoài. Để khẳng định mình, không gì khác hơn là nhanh chóng xây dựng thương hiệu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, đăng ký bản quyền nhãn mác sản phẩm. Thực hiện liên kết các doanh nghiệp trên địa bàn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng thực hiện đơn hàng lớn, thời gian giao hàng ngắn.

• Ngoài việc đầu tư, đổi mới thiết bị hiện đại và đồng bộ, sản xuất nguyên phụ liệu nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trên mỗi sản phẩm, cần chú tâm hơn đến đào tạo nguồn nhân lực, từ công nhân có tay nghề cao đến kỹ sư thiết kế, tạo mẫu mốt sản phẩm, thậm chí là cán bộ quản lý với phong cách làm việc quy chuẩn, chuyên nghiệp.

• Nâng cao vai trò của Hiệp hội Dệt may trong việc cung cấp thông tin, điều phối hoạt động, tránh các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước.

•Cơ chế giám sát dệt may phải minh bạch về thông tin: Để có cơ chế giám sát một cách hiệu quả nhất, cần có cơ chế minh bạch, đặc biệt là thông tin về năng lực sản xuất, lượng xuất khẩu hàng dệt may sang các th ị trường chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản Canada… và giá xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) cung cấp cho cơ quan chức năng. Hiệp hội ngành hàng, các DN báo cáo cho Bộ Thương mại về năng lực sản xuất, thực tế sản xuất, lượng hàng xuất...Từ những thông tin này VCCI sẽ công khai thông tin về số C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) đã cấp để làm cơ sở cho cơ quan liên ngành kiểm tra những trường hợp tăng đột biến về lượng xuất khẩu hoặc có dấu hiệu gian lận thương mại.

3.2.3 Da giày:

• Phát triển công nghiệp sản xuất da và nguyên liệu sản xuất giày dép trong nước để chủ động chuyển từ phương thức gia công sang xuất khẩu tự doanh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh về giá phục vụ thị trường tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp.

• Đa dạng hóa sản phẩm giày dép để phục vụ cho nhu cầu của các dân tộc đa văn hóa ở các nước trên thế giới: giày dép da, nhựa, cao su, hài thêu, giày bông, vải … giúp cho chúng ta xây dựng chiến lược đẩy mạnh doanh số xuất khẩu giày dép trên thị trường.

• Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh hoạt động các cụm công nghiệp đã phê duyệt; xây dựng dự án tiền khả thi đối với các cụm công nghiệp khác; có cơ chế ưu đãi vốn đầu tư cho từng dự án, từng loại hình đầu tư cụ thể.

• Huy động mọi nguồn lực của doanh nghiệp; sử dụng một phần vốn ngân sách hoặc ODA cho các chương trình quy hoạch vùng nguyên liệu.

• Từng doanh nghiệp phải xác định thị trường chủ yếu để có chiến lược đầu tư và tiếp thị phù hợp; chú trọng khâu thiết kế mẫu mã và quảng cáo sản phẩm; Nhà nước hỗ trợ các

trung tâm triển lãm hàng xuất khẩu trong và ngoài nước, cung cấp thông tin thị trường, ký kết các thoả thuận ở cấp chính phủ.

• Quy hoạch các nhà máy thuộc da vào khu công nghiệp tập trung xa dân cư tránh gây ô nhiễm và thuận tiện trong việc xử lý môi trường; khai thác năng lực thuộc da đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

3.2.4 Thuỷ sản :

Coi trọng nâng cao chấp lượng, hạ giá thành, đa dạng hoá mặt hàng, giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng thêm thị trường mới, chú ý thị trường Trung Quốc là thị trường lớn và ở gần nên có thể xuất khẩu nhiều loại thuỷ sản với số lượng lớn.

•Các doanh nghiệp cần liên kết, phối hợp nhiều hơn với người nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu, cần liên kết, phối hợp nhiều hơn với người nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu.

•Ngoài việc tăng cường học tập về pháp luật, thông lệ mua bán, nét văn hóa của thị trường thâm nhập..., các doanh nghiệp cần cùng nhau hợp tác trên tinh thần cộng đồng để tạo nên sức mạnh tự bảo vệ và tăng sức cạnh tranh; coi trọng chữ tín, giữ gìn thanh danh để thực hiện chiến lược phát triển lâu dài. Bởi vì thời gian qua, còn không ít doanh nhân thiếu trung thực trong kinh doanh, thiếu ý thức đoàn kết đấu tranh với các tệ nạn trong ngành như tệ ngâm, bơm tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.

•Hai là, doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm vững yêu cầu từng thị trường, nhất là các quy định về an toàn vệ sinh chất lượng thủy sản, các mức giới hạn cho phép cũng như quy trình thực hiện; cơ quan kiểm duyệt về chất lượng thủy sản Việt Nam và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Thủy sản Việt Nam đang xuất khẩu sang các thị trường có điều kiện hơn mình về công nghệ, mức sống. Các nhà máy chế biến của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của đối tác.

•Ba là, để nâng cao sức cạnh tranh thị trường của hàng thủy sản nước ta, trong thời gian tới, Bộ Thủy sản tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển; tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh nuôi, trồng thủy sản làm nguồn chính cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh cải tiến nghề nghiệp, công nghệ khai thác và bảo quản sau đánh bắt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Ngành chủ trương nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa là một hướng đi quan trọng nhằm giảm dần khai thác vùng biển gần bờ và chủ động nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Theo đó, một số vùng sản xuất hàng hóa theo các nhóm sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu như tôm sú, cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh với công nghệ nuôi mới, nuôi công nghiệp tuần hoàn khép kín không thay nước, sử dụng thức ăn công nghiệp, dần sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho các hóa chất và thuốc phòng, chữa bệnh cho thủy sản dùng trong nuôi trồng có ảnh hưởng đến môi trường.

•Bốn là, ngành thủy sản đang nỗ lực thực hiện nuôi sạch theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh quốc tế (GAP, HACCP); áp dụng các công nghệ và phương pháp quản lý để loại bỏ việc dùng các hóa chất, thuốc kháng sinh bị cấm trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Ðây được coi là một bước chuyển lớn của ngành thủy sản để bảo đảm yêu cầu vệ sinh thủy sản ngay từ khâu nguyên liệu.

•Năm là, tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến xuất khẩu nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh

doanh; giảm dần các yếu tố tự phát trong quá trình sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; đầu tư tăng năng lực chế biến mặt hàng có giá trị gia tăng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về thương mại quốc tế.

Riêng nhóm sản phẩm cá ba sa :10 giải pháp phát triển bền vững nhóm sản phẩm cá ba sa:

Đó là: thống nhất cách gọi tên cá; xây dựng tiêu chuẩn theo yêu cầu thị trường; xây dựng mối liên kết dọc lấy nhà máy làm trung tâm; xây dựng các tổ chức cộng đồng quản lý vùng nuôi; quy hoạch phát triển vùng nuôi tập trung; bảo vệ nguồn gen, cải thiện chất lượng giống bố mẹ; chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp; nghiên cứu ứng dụng vacxin và công nghệ sinh học; xây dựng thương hiệu quốc gia và hệ thống phân phối; đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.

3.2.5 Gỗ :

- Sở Công nghiệp và Ban quản lý các khu công nghiệp nên tiến hành rà soát các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường và đa dạng hóa các mặt hàng, nhanh chóng thích nghi với yêu cầu của thị trường thế giới. Thực hiện một số biện pháp mang tính tình thế trong giai đoạn hiện nay.

- Trong tình hình gỗ nguyên liệu trong nước ngày càng khan hiếm cả về số lượng và chủng loại, việc nhập gỗ nguyên liệu gặp nhiều khó khăn ách tắc từ nước ngoài, giá đầu vào nguyên liệu gỗ nhập tăng đột biến, tỉnh có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng trong nước và nước ngoài, nhất là liên kết trồng rừng nguyên liệu tại Lào và Cam-pu-chia.

- Trước nhu cầu đa dạng, phong phú về mặt hàng của thị trường thế giới, cần chuyển hướng một số doanh nghiệp chế biến các mặt hàng gỗ ngoài trời sang sản xuất các mặt hàng gỗ nội thất. Ðiều này liên quan đến vốn đầu tư mở rộng nhà xưởng, công nghệ mới, đào tạo công nhân kỹ thuật và thiết kế mẫu mã để đáp ứng yêu cầu các thị trường.

- Tập trung chỉ đạo quy hoạch các khu công nghiệp trong đó ưu tiên phát triển tập trung các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Từng bước, đa dạng hóa sử dụng nguyên liệu gỗ đầu vào như gỗ nông nghiệp, gỗ vườn, gỗ ép công nghệ; đồng thời tìm kiếm những mẫu mã mới có khả năng kết hợp sản phẩm gỗ với các loại nguyên liệu khác nhằm giảm sức ép về nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

- Nhằm phát triển bền vững ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam, cung ứng kịp thời cho thị trường ngoài nước những hợp đồng lớn, bảo đảm an toàn môi trường cũng như tránh các hàng rào kỹ thuật chống phá giá, các doanh nghiệp cần liên kết trong việc tìm nguồn hàng, trực tiếp tổ chức nhập khẩu, nhằm giảm chi phí, trung gian.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh có đất trồng rừng cần thực hiện việc quy hoạch và cấp đất cho doanh nghiệp trồng rừng. Làm rõ trách nhiệm của chủ rừng trong đó quy định cụ thể quyền lợi của người nhận, người trồng và bảo vệ rừng với lợi ích thỏa đáng với công sức, vốn bỏ ra. Nhà nước cần quy hoạch rừng thành KCN, giao cho doanh nghiệp, đăng ký diện tích rừng như các KCN chế biến gỗ. Ðể doanh nghiệp thật sự gắn bó với rừng cần miễn thuế sử dụng đất trồng rừng, miễn thuế tài nguyên hoàn toàn hoặc một phần, cho chủ rừng khai thác lâm sản phụ từ rừng tự nhiên được giao. Miễn

thuế nhập khẩu công nghệ thiết bị, máy móc chế biến gỗ rừng đồng thời miễn thuế lợi tức cho các tổ chức kinh doanh trồng rừng.

- Cần khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư trồng rừng trong vùng có nhà máy chế biến. Có biện pháp thích hợp ngăn chặn việc khai thác cây non vì cây lớn có giá trị cao, lại tận dụng được cành ngọn cho công nghiệp giấy. Tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh, tự túc nguồn nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ vào năm 2020; đồng thời, đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng.

- Hình thành ngay các trung tâm phân phối nguyên liệu gỗ hiện đại ở những vùng sản xuất sản phẩm gỗ tập trung như Ðồng Nai, Bình Dương, Bình Ðịnh, Bắc Ninh.

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư máy, thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chú ý đầu tư máy, công nghệ tự động hóa vào những khâu sử dụng nhiều lao động phổ thông như khâu đánh bóng, phun sơn vừa làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm.

- Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu đồ gỗ Việt Nam. Cho doanh nghiệp được quyền lựa chọn một trong hai phương thức hỗ trợ xúc tiến thương mại, bằng việc hỗ trợ 0,01% kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp để tự tham gia hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO.docx (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w