I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
1.1. Vị trí địa lý.
Tam Hiệp là xã ngoại thành nằm về phía nam của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 10 km, sát với trục đường quốc lộ 1A.
- Phía Bắc giáp xã Hoàng Liệt. - Phía Tây giáp xã Thanh Liệt.
- Phía nam giáp xã Vĩnh Quỳnh và Tả Thanh Oai. - Phía Đông giáp thị trấn Văn Điển.
Tam Hiệp là xã nằm gần trung tâm thành phố, có hệ thống giao thông thuận lợi. Có đường 70A chạy xuyên qua xã nối quốc lộ 1 với thị xã Hà Đông- Hà Tây, là xã ở cáh trung tâm huyện không xa, lại có giao thông thuận lợi. Do đó, có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển về nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và thương nghiệp. Ngay trên địa bàn xã cũng có 22 cơ quan xí nghiệp nhà máy của Trung ương và địa phương đang hoạt động rất tích cực.
1.2. Địa hình, địa mạo.
Tam Hiệp là xã có đặc trưng của Đồng Bằng Châu thổ Sông Hồng, có tổng diện tích mặt bằng tự nhiên là 318,3826 được phân bố không đồng đều, lại bị chia cắt thành nhiều ô cao trũng và đan xen với các cơ quan, xí nghiệp nhà
máy thành từng vùng gây khó khăn cho xây dựng hệ thống thuỷ nông đồng bộ và hoàn chỉnh.
Xét tổng thể bề mặt của xã thì với 53,4% diện tích là trũng và thấp. Do đó, có thể đưa ra nhận xét chung là địa hình của xã là tương đối thấp. Vì vậy, cần phải có nhiều biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống tưới tiêu nước để có thể đa dạng hóa các loại cây trồng.
1.3. Khí hậu.
Thời tiết khí hậu ở xã Tam Hiệp cũng như các xã khác ở trong vùng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gío mùa: Mùa đông lạnh khô từ tháng 10 đến tháng 3năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng tư đến tháng 9.
Khí hậu xã Tam Hiệp có đặcu điẻm sau:
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1700 – 1900 mm/năm, chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9.
- Số nắng khá cao từ 1400- 1800 giờ, tháng có số giờ nắng cao là vào trháng 7 len tới 200 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 3 khoảng 50 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,4ôC, tháng 6 có nhiệt độ nóng nhất bình quân 31oC, tháng 1 lạnh nhất bình quan khoảng 14oC.
- Độ ẩm không khí bình quân năm là 84%, độ ảm cao nhất vào tháng 3 bình quan 98%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 (61%). Tổng tích ôn nhiệt hàng năm cao từ 8.4000C đến 8.7000C.
- Gió thổi theo hai mùa rõ rệt: Gió đông Nam thịnh hành vào mùa mưa, gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô.
Với đặc điểm khí hậu thời tiết ở trên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tạora khả năng gieo trồng nhiều vụ trong năm. Song do sựthất thường của khí hậu thời hiệt đới gió mùa như năm rét sớm, năm rét muộn, năm rét đậm, mưa rét kéo dài, năm mưa nhiều, mưa tập trung, năm nắng khô nóng,… gây khô hạn, úng lụt, gió bão có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
1.4. Thuỷ văn, nguồn nước.
Xã tam Hiệp có hai nguồn thuỷ văn chính:
Có con sông Tô Lịch chảy qua đưa nguồn nước thải của thành phố và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, sông này là nơi chứa nước thải của thành phố nên mức độ ô nhiễm rất cao, do nguồn nước thải này chưa xử lý được. Lưu lượng chủ yếu, hơn nữa dân chúng tận dụng mặt sông thả rau muống, rau rút đã làm cản trở dòng chảy gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu úng khi gặp mưa lớn dồn dập nhiều ngày.
Do địa hình cao thấp không đồng đều, lại thấp nên trong xã có một số ao, hồ nhỏ ứng dụng vào việc tích thuỷ và kết hợp với thả cá, chăn nuôi,…
1.5. Các nguồn tài nguyên.
1.5.1. Tài nguyên đất.
Tam hiệp có tổng diện tích tự nhiên là 318,3826 ha.
Trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 52,37%, đất chuyên dùng chiếm 24,93%, đất ở chiếm 13,07%, đất chưa sử dụng chiếm 9,63%, trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm tới 77,85%, đất nước nuôi cá chiếm 22,15%.
Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là đất thịt nhẹ và cát pha vùng trũng, cốt đất thấp hay bị ngập úng vào mùa mưa. Đất có độ phì khá, tạo lợi cho pháp triển nông nghiệp. Với điều kiện đất đai khí hậu thời tiết Tam Hiệp đã và sẽ là vùng cung cấp rau xanh cũng như thực phẩm tươi sống cho thành phố Hà Nội.
1.5.2. Tài nguyên nước.
Xã Tam Hiệp có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nước cho nông nghiệp và dùng cho sinh hoạt. Mức nước ngầm cao cho nên khai thác dễ dàng. Tuy nhiên nghĩa trang Văn Điển đóng trên địa bàn với diện tích khá lớn làm cho nguồn nước ngầm không đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt hàng ngày của dân trong vùng. Hiện nay, chưa có số liệu chính thức về mức độ ô nhiễm. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng Nhà nước cần tiến hành điều tra và sớm đưa ra các biện pháp
1.5.3. Tài nguyên nhân văn.
Tam Hiệp là xã có truyền thống lịch sử văn hoá từ lâu đời, nhân dân trong xã tin tưởng và gắn bó với đường lối của Đảng, với quê hương giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức, lối sống với những chuẩn giá trị mới, nổi lên là tính năng động xã hội, kinh tế, tích cực trong lao động sáng tạo. Nhân dân trong xã luôn hướng về học tập và rèn luyện đức, tài, lập thân, lập nghiệp nhất lầ trong lớp trẻ.
Hơn nữa, Tam Hiệp còn là xã được tặng danh hiệu làng căn nghệ, làng ca hát. Trong những năm qua các loại hình văn hoá nghệ thuật quần chúng được khôi phục và phát triển rất mạnh; hình thành các câu lạc bộ thơ văn, các đội ngũ văn nghệ (tuồng, chèo, kịch nói, cải lương, các làn điệu dân ca). Câu lạc bộ văn hoá nhgệ thuật thôn Yên Ngưu đã đạt nhiều giải thưởng xuất xắc của huyện. Phòng trào thể dục thể thao phát triển mạnh, nhất là bóng đá nam và bóng đá nữ.
1.6. Cảnh quan và môi trường.
Cảnh quan và môi trường của xã cơ bản vẫn còn giữ được nét tự nhiên vốn có của nó. Xã Tam Hiệp có con sông Tô Lịch chảy qua với lưu lượng nước chảy chậm, chu yếu là nước thải của thành phố và ngiã trang Văn Điển có diện tích lớn cho nên nguồn đất và nguồn nước ở đây bị ô nhiễm tương đối mạnh. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một số cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn như nhà máy phân Lân Văn Điển, nhà máy pin và một số nhà máy khác, hàng ngày các nhà máy này thải vào không khí một lương chất thải công nghiệp làm ô nhiễm hầu hết không khí chung của cả vùng. Các cơ quan xí nghiệp này do chạy theo cơ chế thị trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước đã và sẽ làm phá đi cái nét đẹp tự nhiên của cảnh quan môi trường.
Mặc dù nhân dân tròng xã hết sức cố gắng trong việc giữ gìn sạch môi trường vệ sinh trong làng, xã. Hầu hết các thôn xóm đều có đội vệ sinh môi trường, gom rác thải vào đúng nơi qui định, và đã xây dựng mới và làm sạch hệ thống thoát nước tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, xét trên phương tiện tổng thể thì nguồn nước và không khí ở xã bị ô nhiễm tương đối nặng. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xemxét và đưa ra những biện pháp hữu hiệu, kịp thời và
1.7. Đánh giá chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên.
Với vị trí địa lý, thời tiết khí hậu và các nguồn tài nguyên của xã rất thuận tiện cho việc phát triển nền kinh tế toàn diện và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Một số diện tích đất nông nghiệp có thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây có giá trị hàng hoá cao, các cây ăn quả và hoa, cây cảnh,…, cần phải áp dụng những biện pháp mới nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao năng suất lao động.
Trên đây là mặt thuận lợi của Tam Hiệp còn mặt khó khăn là phải nhanh chóng có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước và hạn chế các cơ quan xí ngiệp thải chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường.