III. Phương hướng quyhoạch sử dụng đất đai xãTam Hiệp
5. Tăng cường công tác tổ chức, quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai chặt
chẽ.
- Vấn đề đầu tiên em đề cập đến là cần phải khẳng định rõ cho các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân, người sử dụng đất thấy rằng: Tài nguyên đất là loại tài nguyên vô cùng quý giá nhưng chỉ có hạn, vì vậy việc cải tạo và gìn giữ là rất cần thiết. Để chứng minh điều đó ta thấy việc tạo lập một ha đất nông nghiệp ( đặc biệt là đất trồng lúa ) là rất khó khăn, phải trải qua một thời gian lâu dài có sự đầu tư công sức,trí tiêu thụệ rất lớn của con người.
- Tam Hiệp là xã ngoại thành Hà Nội có diện tích đất đai không rộng vấn đề mở rộng diện tích đất nông nghiệp lại càng khó khăn trong khi đó dân số ngày
ngày càng giảm dần diện tích bình quân đất đai tự nhiên, đất nông nghiệp. Nếu không có biện pháp quản lý cứng dắn của chính quyền và sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhânh dân và các chủ sử dụng đất thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực, phát triển an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Do đó, biện pháp hàng đầu phải đặt ra là bằng mọi cách chấm dứt tình trạng chuyển đất có độ phì nhiêu cao dùng cho sản xuất nông nghiệp sang dùng vào các mục đích khác. Đặc biệt là chấm dứt hẳn tình trạng chuyển đất trồng lúa, rau màu tốt như hiện nay. Có các chính sách khuyến khích người sử dụng đất đai vừa khai thác vừa giữ gìn cải tạo đất, tránh để tình trạng khai thác kiệt dộ phì nhiêu bỏ hoang hoá. Hướng dẫn người dân và các đối tượng sử dụng đất đai khai thác và sử dụng diện tích đất đai có hạn một cách đầy đủ, tiết kiệm một cách hợp lý nhất.
- Phải coi việc việc thực hiện phương án quy định sử dụng đất đai giai đoạn 2000-2001 vừa là trách nhiệm, vừa là công cụ của công tác quản lý đất đai các cấp. Các đối tượng sử dụng đất đai phải căn cứ vào phương án quy hoạch sử dụng đất đai của xã làm cái khung để thực hiện các mục đích sử dụng đất đai của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc mà phương án quy hoạch đề ra. Từ khung sườn đó đối tượng sử dụng đất bổ sung và chi tiết hoá các mục đich sử dụng đất đai của mình.
- Để sử dụng tiết kiệm, hiêụ quả đất đai hiện có, tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện ở một số nơi như hiện nay, xã cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý đất đai. Do mục đích lợi ích trước mắt mà một số đối tượng sử dụng đất đã tự tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất không cần biết kết quả lợi hại ra sao. Vì vậy việc tăng cường quản lý đất đai là rất cần thiết.
- Phải thường xuyên tăng cường công tác thanh tra việc quản lý sử dụng đất phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm luật đất đai và có biện pháp sử lý thật nghiêm đôúi với cá đối tượng vi phạm, có các hình thức khen thưởng kịp thời thoả đáng cho cấc tổ chức, cá nhân sử dụng đất đai tiết kiệm hiệu quả và có phương pháp cải tạo bồi bổ, khai hoang mở rộng diện tích đất theo quy định.
- Thường xuyên mở các lớp nâng cao nghiệp vụ quản lý đất đai, quản lý nhà nước cho các cán bộ địa chính. Thông thường ở các đơn vị xã chỉ có một cán
hạn mà xã là đơn vị hành chính cấp thấp nhất trực tiếp quản lý và giám sát đất đai trên địa bàn. Do đó, việc thường xuyên cho cán bộ đi học lớp nâng cao nghiệp vụ là cần thiết.
Hơn nưa, cần phải đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện công nghệ hiện đại để hệ thống hồ sơ dịa chính: bản đồ, sổ sách, tài liệu số liệu ngày một chất lượng, chính xác hơn giúp cho việc quản lý đất đai ngày càng đúng với quy hoạch, đúng pháp luật. Khi có các hệ thống các phương tiện công nghệ hiện đại nó giúp cho công tác lập quy hoạch nhanh hơn, chất lượng cao hơn rất nhiều so với không có. Nó lưu chữ được nhiều dữ liệu hơn, tính toán và lập bản đồ với tốc độ nhanh và chính xác gấp nhiều lần. Do đó, để nâng cao chất lượng quy hoạch ngoài việc nâng cao trình độ cán bộ địa chính cần phải đầu tư mua sắm các thiết bị cần thiết và hiện đại để trợ giúp cho quá trình thực hiện quy hoạch đất kết quả cao hơn.