Phương thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của ngành thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.pdf (Trang 49)

Hiện nay đa số các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt nam chủ yếu ký kết hợp đồng bán hàng cho các nhà thương mại bán buôn của Mỹ, theo giá FOB, rồi từ đây thuỷ sản mới được cung cấp cho các nhà chế biến và hệ thống kinh doanh ban lẻ của Mỹ. Việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng, xác định giá cả mua bán thuỷ sản,... phía Việt nam luôn ở thế bị động, phụ thuộc vào các đối tác Mỹ ( khoảng 120 đối tác). Trong khi đó, các doanh nghiệp Mỹ là những người mua hàng rất chủ động: họ tham quan, khảo sát tận nơi nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ở Việt nam rồi mới đạt mua. Trừ việc tham gia của một số doanh nghiệp vào hội chợ thuỷ sản Boston tại Mỹ được tổ chức hàng naưm vào tháng 3, thì rất ít các doanh nghiệp thuỷ sản Việt nam áp dụng các hình thức Marketing để tìm kiếm khách hàng. Trong khi đó các nhà kinh doanh thuỷ sản của Nauy, Thái lan, Trung quốc,... có sự hỗ trợ của chính phủ thực hiện quảng cáo, tiếp thị, liên kết với các siêu thị tổ chức các đợt khuyến mãi thuỷ sản rất có kết quả. Ngoài ra các nước xuất khẩu lớn đều lập văn phòng giao dịch thuỷ sản ở Mỹ, và tháng 5/2001 tại Mỹ cũng đã khai trương văn phòng đại diện của tổng công ty dệt may Việt nam. Mỹ được coi là thị trường trọng điểm của Việt nam trong 10 năm tới, nhưng đến nay ngành thuỷ sản việt nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng chưa chuẩn bị nhiêù cho việc thâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ một cách ổn định.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của ngành thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.pdf (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)