Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của ngành thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.pdf (Trang 52 - 56)

* những vấn đề tồn tại

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ liên tục gia tăng với tốc độ cao, thị trường Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt nam, nhưng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này vẫn còn một số vấn đề tồn tại:

- Hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vào thị trường Mỹ hiện nay vẫn chủ yếu là hàng thô, hàng sơ chế. Hàng chế biến sâu và hàng giá trị giá gia tăng vẫn còn ít cho nên chưa khai thác tốt lợi thế về giảm thuế suất nhập khẩu mà hiệp định thương mai Việt –Mỹ mang lại. Các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như Tôm, mực, cá tra, cá basa. Mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng chưa cao, trong một số trường hợp chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn kiểm định ngặt nghèo của Mỹ nên bị tái xuất, hoặc chưa hấp dẫn người tiêu dùng. Điều này có thể thấy khi xem xét biểu thuế nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản của Mỹ.

Biểu 36: Thuế nhập khẩu thuỷ sản ở thị trường Mỹ năm 2000

Mã số HS 1.1. Mặt hàng Thuế MFN Thuế Non-MFN

0301. Các loại cá sống 0 0

0302. Các bộ phận còn lại của cá sau khi cắt lọc file, kể cả gan cá tươi hoặc ướp lạnh

0 4,4 cent/kg tuỳ loại 0303. Các bộ phận còn lại của cá sau khi

cắt lọc file, kể cả gan cá tươi hoặc đông lạnh

0 2,2 cent/kg-4,4cent/kg tuỳ loại

0304. File cá, thịt cá đã lọc xương tươi,

ướp lạnh hoặc đông lạnh 0 Một số loại không thuế,một số loại 5,5cent/kg 0305. Cá khô, ướp muối hoặc sông khói 4-7% 25-30%

0306.13 Tôm các loại 0 0

0306.14/24 Thịt cua đông lạnh hoặc không

đông lạnh 7,5% 15% 0307. Các loại nghêu sò 0 0 0307.06 ốc 5% 20% 1601-1604 Các thực phẩm chế biến từ cá và thịt 0,9-6cent/kg hoặc 2,1-15% 6,6 cent/kg-22cent/kg hoặc 20% - 30%

1605.10.05 Cua chế biến chín 10% 20%

1605.10.20 Thịt cua 0 22,5%

1605.10.40 Các loại cua chế biến khác 5% 15% 1605.20.05 Tôm chế biến chín 5% 20% 1605.20.10 Tôm sơ chế có đông lạnh hoặc

không đông lạnh 0 0

1605.30.10 Tôm hùm có sơ chế đông lạnh hoặc

không đông lạnh 0 0

1605.90 Các nhuyễn thể khác (nghêu, sò,

ốc…) 0 20%

Nguồn: Hải quan của Mỹ

- Hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vào thị trường mỹ vẫn còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Việt nam mới chỉ đứng ở vị trí thứ 21 trong số các nước đang xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Mỹ, và mới chỉ chiếm 4% thị phần trong tổng số kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ (năm 2001) .

- Hoạt động thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp còn thụ động và chưa đa dạng, hầu hết xuất khẩu qua trung gian, chưa xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ, chưa thiết lập được hệ thống phân phối thuỷ sản trên thị trường Mỹ.

- Hoạt động xúc tiến xuất khẩu : chưa có kế hoạch và chương trình tổng thể để xúc tiến hàng thuỷ sản Việt nam trên thị trường Mỹ, mặc dù đã tiến hành một số hoạt động xúc tiến như việc tham gia hội chợ thương mại và cử các đoàn đi khảo sát ở nước ngoài nhưng nhìn chung chưa thể coi đó là một hoạt động xúc tiến xuất khẩu thực sự, nếu xét về đặt mục tiêu, lên kế hoạch, áp dụng các hình thức xúc tiến và đánh giá kết quả của hoạt động này.

- Công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu : hiện nay mới chỉ có hơn 75 doanh nghiệp chế biến của Việt nam xây dựng và áp dụng được chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống HACCP trong đó mới chỉ có hơn 50 doanh nghiệp áp dụng HACCP có hiệu qủa và được Mỹ chấp nhận cho xuất khẩu hàng thuỷ sản vào nước họ.

- Ngành thuỷ sản Việt nam chưa làm tốt công tác xúc tiến thương mại vào thị trường Mỹ cụ thể là mới chỉ thực hiện được kênh thông tin cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý, còn kênh thông tin rất quan trọng là thông tin cho người tiêu dùng ở Mỹ thì chưa biết làm và chưa có cơ chế để huy động nguồn lực thực hiện.

* Nguyên nhân

Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ thời gian vưà qua là do thị trường Mỹ là thị trường còn rất mới mẻ và có tính cạnh tranh rất cao, sự am hiểu của các nhà kinh doanh thuỷ sản Việt nam về nhu cầu, thị hiếu của thị trường Mỹ còn hạn chế, chưa có sự hợp tác đầu tư với đối tác Mỹ vào công nghệ chế biển thuỷ

sản ở Việt nam như chúng ta đã làm với các nhà đầu tư Nhật Bản. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc xem xét thông tin về những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản gặp phải khi xuất khẩu vào thị tường Mỹ. Những thông tin này có được từ cuộc điều tra ở 41 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ trong thời gian vừa qua của một nhóm nghiên cứu đề tài “ Giải pháp thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuát khẩu của Việt nam” mà PGS-TS Võ Thị Thanh Thu Chủ nhiệm đề tài.

Biểu 37 :Đánh giá mức độ khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ

1→5 5→7 7→8 8→10 Tổng số Mức độ khó Loại khó khăn Số DN Tỷ lệ SốDN Tỷlệ SốDN Tỷ lệ SốDN Tỷlệ SốDN Tỷ lệ 1. Không đủ nguyên vật liệu đáp ứng 21 51,22 19 46,34 1 2,44 0 0 41 100

2. Hàng rào kiểm soát vệ

sinh an toàn thực phẩm 17 41,46 20 48,78 2 4,88 2 8,88 41 100

3. Chất lượng chưa cao 20 48,78 19 46,34 1 2,44 1 2,44 41 100

4.Giá thành cao 17 41,46 20 48,78 3 7,32 1 2,44 41 100

5. Tính cạnh tranh trên thị trường lớn

10 24,39 25 60,98 3 7,32 3 7,32 41 100

6. Chưa am hiểu thị trường 5 12,19 6 14,63 20 48,78 10 24,39 41 100

7. Thuế nhập khẩu cao 20 48,78 9 21,95 10 24,39 2 4,88 41 100

8. Chưa có cách thức phân

phối phù hợp 15 36,58 15 36,58 8 19,51 3 7,32 41 100

9. Maketing yếu 15 36,58 16 39,02 5 12,19 5 12,19 41 100

10. Chi phí vận tải cao 3 7,32 10 24,39 25 60,97 3 7,32 41 100

11. Các khó khăn 35 85,37 3 7,32 2 4,88 1 2,44 41 100

ở biểu 37 trên chỉ có 41/94 doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Mỹ có những quy định rất khắt khe không chỉ với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn có các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, đây cũng được coi như các rào cản kỹ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thuỷ sản.

Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thuỷ sản ổn định và lâu dài như quy hoạch, giống, nuôi trồng đánh bắt... cong mang nhiều yếu tố tự phát chưa trở thành công nghệ hoàn chỉnh mang tính công nghiệp ở tầm vĩ mô. Bêncạnh đó việc nắm bắt tông tin về thị trườn Mỹ còn ít, các doanh nghiệp chưa chủ

động nghiên cứu để tiếp cận kịp thời với thị trường này. Tất cả những khó khăn, thuận lợi, điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị Trường Mỹ có thể được phản ánh qua biểu phân tích SWOP như sau:

Biểu 38 Phân tích SWOT xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ

Điểm mạnh Cơ hội

• Tốc độ tăng xuất khẩu rất nhanh.

• Phong trào nuôi tôm rầm rộ

• 75 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP

• Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam rất đa dạng

• Nhiều loại thuỷ sản chế biến thuế giảm theo Hiệp định

• Thuỷ sản là loại thực phẩm ngày càng ưa chuộng

Điểm yếu Thách thức

• Doanh nghiệp chưa am hiểu thị trường Mỹ

• Cơ sở vật chất chế biến, bảo quản còn thô sơ

• XK vào Mỹ sản phẩm thô, giá trị thấp.

• Nguồn cung cấp thuỷ sản chưa ổn định

• Cạnh tranh gay gắt với CANADA, THAILAN và TRUNGQUOC

• Mỹ ngày càng thắt chặt kiểm soát chất lượng thuỷ sản

• Sự cản trở từ thị trường Mỹ đối với mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam là cá Tra và cá Basa

Chương ba:

Phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ.

3.1 Định hướng phát triển của ngành thuỷ sản giai đoạn 2000-2010Thuỷ sản là một trong 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam và đã

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của ngành thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.pdf (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)