Than được dùng làm nguồn năng lượng phục vụ nhu cầu của con người từ hàng ngàn năm nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, Than được dùng làm chất đốt trong sinh hoạt, là nguyên liệu phục vụ trong các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất, sành sứ và thủy tinh… Kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng vào những năm thập niên 70 đến nay, nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng thương mại không ngừng được tăng lên với mức tăng khoảng 60%, trong dó 1/4 nguồn năng lượng được cung cấp từ Than. Trên thực tế thì Than vẫn là nguồn năng lượng hóa thạch có trữ lượng lớn nhất trong các nguồn năng lượng hóa thạch khác như dầu mỏ, khí đốt, Uran, với trữ lượng chiếm khoảng 68% nguồn trữ lượng của năng lượng hóa thạch. Trong lòng trái đất đang có một trữ lượng Than khổng lồ mà chưa thể khai thác hết được, theo dự báo của Cơ quan năng lượng thế giới – IEA thì tổng lượng Than khoáng sản của thế giới hiện nay vào khoảng 1089 tỷ tấn và được nằm rải rác trên khắp trái đất. Các quốc gia có trữ lượng Than lớn trên thế giới là Mỹ 25%, Liên Xô cũ 23%, Trung Quốc 12%, các quốc gia Ấn Độ, Australia, Nam Phi, Đức có tổng trữ lượng chiếm 29% và phần còn lại là các nước khác trên thế giới.
Biểu đồ 2.1: Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới Quốc gia khác 11% Liên Xô cũ 23% Trung Quốc 12% Mỹ 25% Ấn Độ, Úc, Nam Phi, Đức 29% Mỹ Liên Xô cũ Trung Quốc Ấn Độ, Úc, Nam Phi, Đức Quốc gia khác
(Nguồn: Tạp chí Khoa học công nghệ mỏ 2003)
Tuy được dự báo là trự lượng Than khoáng sản chưa khai thác là khá lớn nhưng nếu vẫn giữ tốc độ khai thác năm 2002 thì sau khoảng gần 250 năm nữa là lượng Than trên trái đất này sẽ cạn kiệt, do đó cần phải tính đến các phương án khai thác, kinh doanh hiệu quả, tránh lãng phí nhằm sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu của trái đất này. Theo báo cáo của BP statistical Review 2004, tính đến năm 2004 thì trữ lượng Than trên toàn thế giới là 984 tỷ tấn trong đó 50% Than Antraxit và 50% là Than nâu, chỉ có thể được trong 192 năm nữa. Các quốc gia Mỹ, Cộng đồng các quốc gia độc lập và Trung Quốc là có trữ lượng lớn nhất (chiếm trên 50% trữ lượng Than của thế giới), một số quốc gia có trữ lượng Than như: Ấn Độ là 90 tỷ tấn, Úc là 90 tỷ tấn và Nam phi là 50 tỷ tấn Than…
(Nguồn: BP statistical Review 2007)
Trong hơn 50 năm qua, sản lượng Than được khai thác và tiêu thụ trên thế giới tăng lên gấp 3 lần, cùng với các giao dịch và buôn bán Than trên thế giới được mở rộng nên đã tăng hệ số sử dụng Than trong ngành năng lượng, giảm được sức ép lên dầu mỏ. Nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình khai thác ở các mỏ Than nên sản lượng sản xuất của năm sau luôn lơn hơn năm trước, đấy cũng là một phần của nguyên nhân vì sao giá Than trên thị trường ít có biến động lớn so với giá của các nguồn năng lượng khác. Hiện nay, hàng năm con người moi từ lòng đất lên hơn 3 tỷ tấn Than mỗi năm và các quốc gia có trữ lượng Than lớn cũng chính là những quốc gia có lượng Than được sản xuất ra nhiều nhất, như: Hoa Kỳ khoảng 25-35% tổng sản lượng Than thế giới, Trung Quốc khoảng 23-25%, Ấn Độ khoảng 8%, Astraulia khoảng 8%, Nga khoảng 5%, Nam Phi khoảng 7% và một số nước
như Đức, Inđônêxia, Ba Lan và Canada mỗi nước khai thác và tiêu thụ khoảng 3% sản lượng Than trên toàn thế giới.