một tập đoàn kinh doanh đa ngành mạnh dựa trên nền sản xuất Than. Bên cạnh đó là tăng cường phát triển, củng cố ngành nghề cơ khí, vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng và các ngành sản xuất dịch vụ khác đã có trong ngành Than từ trước khi thành lập Tổng công ty Than, phát triển các ngành nghề liên quan đến ngành Than như các nhà máy nhiệt điện, xi măng, khai thác khoáng sản, các ngành nghề giải quyết được nhiều lao động nữ (may mặc, giày da hay dịch vụ…). Trên cơ sở liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác và tận dụng thế mạnh của địa phương, phát huy năng lực quản lý, sử dụng lao động và tận dụng tối đa cơ sở vật chất, công nghệ.
● Phương châm phát triển: ngành Than Việt Nam đã xác định phương châm phát triển là “Cùng phát triển với bạn hàng” mà trước hết là hợp tác cùng các tổng công ty, công ty trong nước, giúp đỡ nhau, phân chia thị trường và định giá phù hợp với khả năng chịu đựng của các bạn hàng. Tổng công ty Than Việt Nam cũng tạo điều kiện để các công ty nước ngoài nghiên cứu và sử dụng sản phẩm Than của Việt Nam, thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế.
● Mục tiêu chiến lược đề ra trong tương lai là tiêu thụ được 35-40 triệu tấn Than thương phẩm mỗi năm.
3.4. Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam Việt Nam
Thứ nhất là Nhà nước cho phép nâng giá bán Than trong nước lên để giảm sự chênh lệch quá lớn giữa giá bán xuất khẩu và giá bán trong nước, đồng thời tăng thuế xuất khẩu
Để khắc phục những khó khăn của ngành và đạt được những mục tiêu đã đề ra, Nhà nước nên cho phép ngành Than khoáng sản Việt Nam tăng giá bán cho các hộ tiêu thụ trong nước, có thể quá trình tăng lên đó là một quá trình từng bước bởi vì các ngành sử dụng Than trong nền kinh tế lại cũng là các ngành công nghiệp quan trọng như: điện, hóa chất – phân bón hay xi măng… Đồng thời là việc tăng thuế xuất khẩu Than, với 2 biện pháp đó sẽ hạn chế được hiện tượng xuất khẩu Than ồ ạt ra thị trường quốc tế như hiện nay, mặt khác lại tăng được lượng Than phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước. Từ nay đến năm 2010, tức là trong vòng 2 năm tới, giá Than trong nước tăng lên bằng giá FOB xuất khẩu và cho đến năm 2020 thì bằng giá CIF xuất khẩu thì sản lượng Than khai thác sẽ được giành tối đa cho các nhu cầu trong nước, chỉ xuất khẩu những lượng Than thừa hoặc chưa có nhu cầu sử dụng đến và ngành Than khoáng sản Việt Nam cũng thu được lợi nhuận đúng bằng mục tiêu đề ra. Như thế, ngành Than không những tự cân đối, tự chủ được tài chính mà còn tích lũy để để đầu tư phát triển các ngành nghề khác theo phương châm “đi lên từ Than, phát triển trên nền Than”.
Qua phân tích kết quả tính toán các phương án khác nhau cho thấy, biện pháp hợp tình, hợp lý nhất có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất để hạn chế/giảm thiểu xuất khẩu Than phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa là thực hiện lộ trình thị trường hóa giá Than trong nước. Chỉ có như vậy mới tạo điều kiện cho ngành Than phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu Than ngày càng tăng cao của nền kinh tế; khắc phục các bất cập hiện nay do giá Than thấp gây ra; đồng thời cũng là một công cụ để buộc các ngành sử dụng Than phải có giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn đối với nguồn “vàng đen”, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh để vững vàng trong quá trình hội nhập.
Thứ hai là: Nhà nước sớm ban hành Quyết định hạn chế xuất khẩu và tiến tới chấm dứt hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản từ nay đến năm 2015.
Hiện nay, hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản ồ ạt đã gây ảnh hưởng lớn đến điều kiện phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động này không được kiểm soát chặt chẽ thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển chung của cả nền kinh tế, xã hội của đất nước. Vấn đền an ninh năng lượng hiện nay đang là vấn đề nổi cộm khi mà giá dầu mỏ trên thị trường thế giới tăng cao, than là một trong những nguồn năng lượng thương mại được ưu tiên và thay thế hữu hiệu trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiệt… Nếu như tốc độ khai thác hiện nay thì không lâu nữa Việt Nam sẽ phải tiến hành nhập khẩu Than khoáng sản để phục vụ các ngành công nghiệp trong nước. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết tích trữ tài nguyên quý giá của đất nước, để khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp và nhu cầu sử dụng Than khoáng sản tăng cao thì không bị khủng hoảng về an ninh năng lượng mà ở đây là khủng hoảng về nguồn cung Than khoáng sản.
Chính phủ Việt Nam sớm hạn chế xuất khẩu Than khoáng sản bằng cách chỉ chấp nhận cho xuất khẩu những sản phẩm Than đã qua chế biến, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cao; đây cũng chính là bài học của Indonexia, khi mà quốc đảo tiến hành hạn mức xuất khẩu trong năm 2009 nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước. Nếu như tình trạng khai thác và kinh doanh như hiện nay thì khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp cơ bản vào năm 2020 thì sẽ không đủ Than khoáng sản phục vụ cho hoạt động sản xuất, nên từ nay đến năm 2015, Việt Nam cần có quyết định chấm dứt hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản vào khoảng năm 2015.
Thứ ba là: Đổi mới công tác quản lý trong ngành Than, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Than khoáng sản và tổ chức hoạt động xuất khẩu.
● Trong công tác tổ chức quản lý ngành Than khoáng sản Việt Nam
Công tác đổi mới trong hoạt động quản lý ngành Than theo hướng nhanh nhạy và bắt kịp với tiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội cũng chính là công tác đào tạo và phát huy nhân tố con người. Mọi biện pháp thúc đẩy kinh doanh rốt cuộc vẫn chỉ xoay quanh yếu tố con người mà thôi. Do vậy nghệ thuật sử dụng con người chính là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất để ngành Than mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
Tập đoàn Than khoáng sản cần phải sử dụng hết tài năng của các cán bộ, nhân viên, đó là một nguồn vốn, tài sản quý giá của ngành. Vì vậy, ngành cần đầu tư và bồi dưỡng kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ các cấp, tuyển chọn và rèn luyện đội ngũ cán bộ kế cận, đào tạo chính quy đội ngũ có năng lực quản lý, kiên định với định hướng và kế hoạch phát triển. Đây chính là đầu tư để bồi dưỡng vun đắp cho lợi thế lâu dài của Than Việt Nam.
Để có thể kinh doanh và làm ăn có hiệu quả trên thị trường nước ngoài thì ngành Than Việt Nam phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, có đầu óc tư duy tốt và linh hoạt, tinh thông ngoại ngữ…Để có đội ngũ cán bộ đáp ứng được các yêu cầu đó thì việc đào tạo và đào tạo mới cán bộ công nhân viên trong thời gian tới phải tiến hành theo một số định hướng như: (1) Khuyến khích cán bộ theo học các khoá học dài hạn như học tại chức đại học văn bằng II khối kinh tế về nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế, nhóm các ngành làm việc liên quan đến hoạt động kinh doanh XNK. (2) Mở trung tâm đào tạo ngắn hạn về kinh tế thị trường, đồng thời nâng cao trinh độ ngoại ngữ cho lực lượng nhân viên hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu. (3) Có chế độ khuyến khích những cán bộ có điều kiện theo học các lớp ngắn hạn do các chuyên gia nước ngoài tổ chức giảng dạy về nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc
tế. Cùng với việc đào tạo và đào tạo lại chế độ khuyến khích đối với cán bộ công nhân viên. Tập đoàn nên có chế độ ưu đãi đối với những người đã có cống hiến lâu năm nhưng đặc biệt quan tâm đến lực lượng cán bộ, nhân viên trẻ. Vì đây chính là lực lượng có vai trò quan trọng đối với lực lượng kinh doanh, có hay không có hiệu quả của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam.
● Trong công tác nghiên cứu thị trường
Ngành Than Việt Nam cần nghiên cứu và tìm hiểu các quy luật vận động của thị trường Than khoáng sản thế giới một cách có hiệu quả và công tác đẩy mạnh nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay đối với hoạt động Than khoáng sản, nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia. Hoạt động này giúp ngành Than Việt Nam nói chung nắm bắt được các nhu cầu và nhân tố ảnh hưởng đến giá cả, lượng tiêu thụ của mỗi thị trường riêng biệt. Nhờ năm rõ được các yếu tố về cung cầu trên thị trường, từ đó có chiến lược sản xuất và kinh doanh phù hợp, nhằm tránh các tình trạng lượng Than sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc có hiện tượng dư cung. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trong ngành Than là một việc làm thường xuyên nhằm xuất khẩu Than khoáng sản có hiệu quả. Muốn vậy, ngành Than Việt Nam phải nắm bắt, thu thập xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu, các hội nghị thương mại quốc tế và tăng cường gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với khách hàng.
Bám sát diễn biến tình hình thị trường và khách hàng để có những phương án sản xuất và xuất khẩu hiệu quả đối với từng thị trường và bạn hàng riêng biệt. Việc nghiên cứu tiếp cận thị trường phải đáp ứng các thông tin về:
- Chính sách xuất khẩu về tình hình cạnh tranh trên thị trường. - Luật pháp của các quốc gia có quan hệ buôn bán
- Giá cả, quy luật biến động giá cả, các nhân tố ảnh hưởng tới giá trong thời gian tới.
- Các thông tin về điều kiện phương tiện vận chuyển, bảo hiểm, thuế quan. Trên cơ sở các thông tin đó Than Việt Nam tiến hành lựa chọn thị trường để kinh doanh.
● Trong công tác hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao giá trị hoạt động xuất khẩu của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Sau khi ký các hợp đồng xuất khẩu Than, Tập đoàn Than phải nhanh chóng triển khai và thực hiện ngay những điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Than Việt Nam phải chủ động kết hợp với các đơn vị vận tải để giao Than đúng thời gian qui định. Than Việt Nam phải xác định phương hướng và đề ra mục tiêu đúng đắn, chương trình hành động trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó cần chú trọng những vấn đề sau đây: (1) Luôn luôn phải cho rằng thị trường là yếu tố quan trọng nhất trong khâu lưu thông. Phải biết tận dụng triệt để tiềm năng của thị trường bất kỳ đó là thị trường có kim ngạch lớn hay nhỏ. Phải luôn đề cao vai trò của khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Biết tận dụng mọi khả năng của để phục vụ tốt khách hàng nước ngoài, không nên coi nhẹ một thị trường nào. (2) Thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin kinh tế trong và ngoài nước về diễn biến thị trường và giá cả để tranh thủ thời cơ thuận lợi kinh doanh có hiệu quả và tránh rủi ro.
Thứ tư là: Đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho điều kiện kinh doanh của ngành Than khoáng sản.
Xuất phát từ những tồn tại và yếu kém của cơ sở hạ tầng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cũng như tiến hành kinh doanh Than trong những năm qua. Phương tiện giao thông vận chuyển, cầu cảng và bến bãi là những yếu tố mà ngành Than Việt Nam cần phải quan tâm và đầu tư đúng
hướng. Các mỏ Than của Việt Nam được phân bố phần lớn tại khu vực giao thông khó khăn nên hệ thống giao thông phục vụ vận chuyển đất đá và sản phẩm đi tiêu thụ phải được xây dựng hợp lý và thuận tiện.
Hiện nay, các cảng nước phục vụ tàu cập cảng nhận Than còn quy mô nhỏ, chỉ tiếp nhận được các tàu có trọng tải trung bình và nhỏ nên các hợp đồng lớn phải chuyển tải. Trong thời gian tới, ngành Than nên đầu tư xây dựng các bãi tập kết, kho bãi chứa Than sản phẩm tiêu thụ và chờ tiêu thụ, tránh tình trạng giao hàng chậm và dồn dập trong việc thực hiện hợp đồng do thiếu bến bãi nên giao hàng phải tập trung trong một thời gian ngắn.
Thứ năm là: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hàm lượng
công nghệ chế biến trong sản phẩm Than khoáng sản xuất khẩu.
● Đảm bảo chất lượng hàng hóa
Để làm được điều này một mặt Tập đoàn phải đôn đốc các đơn vị sản xuất đặc biệt quan tâm chú ý đến chất lượng Than giao cho tàu xuất khẩu. Mặt khác cùng với sự chỉ đạo của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, các đơn vị thành viên cử cán bộ điều hành trực tiếp đo lường giám sát việc rót Than lên tàu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng Than giao cho khách hàng, kiên quyết không đưa Than kém phẩm chất có lẫn tạp chất lên tàu.
Kiểm tra chất lượng hàng hoá là một nguyên tắc không thể thiếu được. Việc kiểm tra chất lượng dựa theo các chỉ tiêu chất lượng sau:
- Chỉ tiêu về độ ẩm của Than: đó là lượng nước chứa trong Than, độ ẩm càng thấp thì Than càng tốt.
- Chỉ tiêu về độ tro: tro là phần không cháy ở trong Than, nó là chất vô cơ trong Than do quá trình hình thành, quá thình khai thác, vận chuyển gây nên. Độ tro trong Than càng ít càng tốt.
- Chỉ tiêu về nhiệt lượng của Than: đó là nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng Than.
Khi kiểm tra về chất lượng Than đòi hỏi người kiểm tra lô hàng đó phải kiểm tra xem lô hàng đó có đúng chỉ tiêu về độ tro, độ ẩm và nhiệt lượng như trong hợp đồng đã ký kết hay không. Viêc kiểm tra chất lượng giám định được kiểm tra thường xuyên tại Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, một mặt kiểm tra chất lượng hàng xuất để từ đó có những kinh nghiệm điều chỉnh chất lượng của mình và loại trừ những sản phẩm không đạt chất lượng. Còn hầu hết các khách hàng nước ngoài khi mua Than đều yêu cầu Than phải được giám định qua các Công ty giám định trung gian độc lập để có kết quả khách quan. Từ trước đến nay Than Antraxit được khách sử dụng Vinacontrol, Quacontrol để làm nhiệm vụ này.
Khi xem xét việc làm cho sản phẩm đáp ứng với các tiêu chuẩn của thị trường nước ngoài cần phân biệt hai loại tiêu chuẩn. Một loại là tiêu chuẩn quốc tế đã được tất cả các nước thừa nhận như một chuẩn mực quốc tế. Một loại tiêu chuẩn khác là tiêu chuẩn riêng của một thị trường khác biệt với các thông lệ quốc tế và đã hình thành theo truyền thống song vì nó là những thị trường quan trọng thuộc các nước công nghiệp phát triển nên cũng phải được thoả mãn. Điều này rất có ý nghĩa đối với các sản phẩm của các nước đang phát triển mà ở đây là Than. Về mặt này có thể nói ngành Than Việt Nam chưa thể đáp ứng được tại một số thị trường Châu Âu như Pháp, Bỉ do vậy mà