Tác động của những điều chỉnh trong chính sách tỷ giá thời gian vừa qua đối với hiệu quả hoạt động hoạt động xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tỷ giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.doc (Trang 52 - 57)

qua đối với hiệu quả hoạt động hoạt động xuất nhập khẩu.

Có thể thấy rằng với những kết quả đạt đợc nh đã nói ở trên trong hoạt động xuất nhập khẩu có phần đóng góp không nhỏ của việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái. Việc tỷ giá đợc điều chỉnh tăng lên trong thời gian vừa qua đã có tác dụng tích cực đối với xuất khẩu nhng đó là tác động có tính hai mặt. Trong khi tỷ giá hối đoái tăng có tác động khuyến khích và mở rộng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu dựa chủ yếu trên vào nguồn vốn và nguyên vật liệu trong nớc, tăng tốc độ thanh toán và lợi nhuận cho họ, thì nó lại gây ra những hậu quả bất lợi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu dựa chủ

yếu nguồn vốn và nguyên vật liệu bên ngoài. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề trở ngại lớn vì không phải chỉ có VND giảm giá mà trong những năm qua nhiều đồng tiền trong khu vực cũng giảm giá, thậm chí còn giảm giá mạnh hơn và khối các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trên cơ sở tái xuất của Việt Nam không chiếm tỷ trọng lớn.

Một tác động nữa của việc điều chỉnh tỷ giá trong thời gian qua đối với hoạt động xuất nhập khẩu đó là đã phần nào hạn chế đợc nhập khẩu và giảm nhập siêu một cách rõ rệt. Trong giai đoạn tỷ giá đợc cố định (1993-1996), nớc ta luôn có mức nhập siêu cao trung bình tỷ lệ nhập siêu một năm là 44,6% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, nhng đến năm 1999, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1,1%, năm 2000 là 8,2% và năm 2001 là 6,3% (bảng 2.9). Tuy nhiên, việc tỷ giá tăng lại làm tăng gánh nặng vay nợ nớc ngoài. Tính đến tháng 10/98, với mức nợ nớc ngoài là 22 tỷ USD tơng đơng 242.000 tỷ VND, với sự thay đổi của tỷ giá đã làm cho nó tăng thêm 66.000 tỷ đã gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp có vay vốn nớc ngoài thậm chí đẩy thêm nhiều doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ. Hơn thế nữa, việc điều chỉnh tỷ giá tăng còn làm tăng chi phí cho nhập khẩu, các nguyên nhiên vật liệu khác làm tăng giá thành, trong khi giá bán không tăng, sức mua trên thị tr- ờng giảm.

Trong hai năm qua tốc độ tăng trởng xuất nhập khẩu có xu hớng chững lại, đặc biệt là xuất khẩu; trong 6 tháng đầu năm 2002, xuất khẩu đã giảm 6% so với cùng kỳ năm 2001, trong khi tỷ giá hối đoái trong những năm qua vẫn đợc điều chỉnh theo hớng phá giá nhẹ đồng VND. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu. Có nhiều ý kiến cho rằng mặc dù đồng VND trong những năm qua đã liên tục giảm giá so với USD, tuy nhiên mức giảm giá này vẫn còn là cha đủ để phản ánh đợc giá trị thực của đồng VND, nhất là trong bối cảnh các nớc trong khu vực, vừa là những bạn hàng vừa là những đối thủ cạnh tranh chính, lại có đồng tiền còn bị mất giá ở mức lớn hơn so với USD. Chính điều đó đã làm cho tác động của việc

điều chỉnh tỷ giá VND/USD đối với hoạt động xuất khẩu cha phát huy đợc hiệu quả. Đó cũng là một phần nguyên nhân, bởi vì trên thực tế trong 2 năm qua, trên thị trờng luôn tồn tại sức ép tiếp tục giảm giá VND, thể hiện ở tình trạng căng thẳng trong cung - cầu ngoại tệ. Thậm chí, vào thời điểm đầu năm 2002, khi đồng USD bị mất giá mạnh trên thị trờng thế giới do một loạt những bê bối về tài chính của một số tập đoàn lớn bị phanh phui thì VND vẫn tiếp tục lên giá nhẹ so với USD, mặc dù tình trạng căng thẳng cung - cầu ngoại tệ trong thời điểm này đã tơng đối lắng dịu. Tuy vậy, nguyên trực tiếp của tình trạng đình trệ trong xuất nhập khẩu thời gian qua, theo tôi, không phải xuất phát từ việc điều chỉnh chính sách tỷ giá của nhà nớc ta trong những năm gần đây mà do những yếu kém nảy sinh ngay chính trong hoạt động xuất nhập khẩu đã đợc tích lũy trong từ thời kỳ trớc.

Trải qua hơn 10 năm phát triển, mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu của nớc ta đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung tỷ trọng các sản phẩm thô, sơ chế vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu), trong khi đó giá của những mặt hàng này trên thế giới trong những năm qua liên tục giảm. Khả năng cạnh tranh của chúng ta yếu cả ở tầm quốc gia lẫn cấp độ doanh nghiệp và ở mỗi loại sản phẩm. Môi trờng làm ăn ở nớc ta vẫn bị đánh giá là cha thuận lợi. Các doanh nghiệp còn rất lúng túng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đều có sức cạnh tranh kém, chủ yếu là do công nghệ lạc hậu năng suất thấp, giá thành lại cao, chất lợng không ổn định, mẫu mã, chủng loại nghèo nàn, bao bì thiếu hấp dẫn Trong khi đó công tác quản lý nhập… khẩu còn có nhiều yếu kém, hàng nhập lậu tràn ngập thị trờng đặc biệt là hàng tiêu dùng đã ảnh hởng không nhỏ tới nền sản xuất nội địa. Một bộ phận lớn máy móc thiết bị cha đợc nhập từ những nớc có nền công nghệ nguồn, nhiều doanh nghiệp do thiếu kinh nghiệm đã nhập thiết bị, máy móc có công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, ảnh hởng xấu đến năng suất, chất lợng và giá thành sản phẩm làm lãng phí những đồng ngoại tệ quý hiếm thu đợc từ xuất khẩu.

Những yếu kém trong hoạt động xuất nhập khẩu nh nêu trên đã làm cho những lợi ích thu đợc từ việc điều chỉnh tỷ giá đối với hoạt động này là không nhiều. Do vậy, có thể thấy rằng khả năng xuất khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố nh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của các mặt hàng xuất khẩu của quốc gia đó trên thị trờng quốc tế, cơ cấu và chất lợng các mặt hàng, dịch vụ, trình độ công nghệ, khả năng tiếp thị trong đó có nhân tố tỷ giá, nhân tố… này tuy quan trọng nhng không phải là quyết định. Đồng Yên Nhật Bản và đồng Mark Đức liên tục tăng giá so với USD trong nhiều năm, nhng Nhật Bản và Đức luôn luôn tăng đợc kim ngạch xuất khẩu, tăng mức xuất siêu là sự minh chứng thực tế cho điều đó.

Thực tế này đòi hỏi mỗi quốc gia khi lựa chọn chính sách tỷ giá nhằm thúc đẩy sự tăng trởng của xuất nhập khẩu, thì trớc hết chính sách đó phải đảm bảo cho mục tiêu tăng trởng bền vững và phải góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất nhập khẩu để có thể khai thác đợc một cách có hiệu quả những lợi thế của nớc mình và hạn chế những nhân tố gây khủng hoảng.

Tóm lại, từ năm 1989 đến nay, cùng với quá trình chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nớc, Việt Nam đã từng bớc thực hiện chuyển đổi chế độ tỷ giá từ cố định, mang tính áp đặt sang chế độ tỷ giá linh hoạt theo cơ chế thị trờng có sự kiểm soát của nhà nớc. Quá trình chuyển đổi cơ chế tỷ giá của Việt Nam cũng đợc hỗ trợ bởi một loạt chính sách đồng bộ khác và gắn liền với chính sách đổi mới toàn diện, mở cửa kinh tế, hội nhập vào cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời quá trình đó đợc thực hiện theo những bớc đi thận trọng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, mà trong đó quan trọng nhất là ổn định sức mua, lòng tin vào đồng tiền Việt Nam, giảm lạm phát xuống ở mức kiểm soát, giảm nhanh các cơn sốt về tỷ giá, giảm sức ép lên dự trữ ngoại hối, đảm bảo an toàn hệ thống

tài chính ngân hàng và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nớc, đảm bảo thúc đẩy kinh tế đối ngoại Điều hành chính sách tỷ giá có tác động tích… cực đến hoạt động xuất nhập khẩu thể hiện ở những nội dung:

- Thực hiện tích cực đờng lối ngoại thơng của Đảng và nhà nớc là tăng xuất khẩu thu ngoại tệ, tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để góp phần tăng trởng kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân tính theo đầu ngời.

- Giữ ổn định giá cả, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực vừa qua, chống lạm phát, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, giữ ổn định chung toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nớc. sử dụng tốt nhất mọi khả năng, tiềm năng sản xuất.

- Tăng uy tín của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới là phát triển kinh tế đối ngoại, cải thiện cán cân thanh toán.

Tuy vậy trong thời gian qua Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề cha đồng bộ và cha nhất quán trong các chính sách và giải pháp thích ứng tình thế về xuất nhập khẩu, vay trả nợ nớc ngoài, ngân sách làm giảm hiệu quả hay thậm chí phá vỡ… những nguyên tắc điều hành tỷ giá theo phơng châm: linh hoạt phù hợp với tình hình trong nớc và quốc tế, kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và tăng dự trữ ngoại hối. Do vậy, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại của nớc ta nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, chúng ta còn rất nhiều khó khăn thách thức, rất nhiều việc phải làm trong đó có việc hoàn thiện chính sách tỷ giá.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tỷ giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.doc (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w