Thận trọng khi đàm phán soạn thảo và ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay.pdf (Trang 77 - 81)

Hợp đồng là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Nó cũng là cơ sở pháp lý để trọng tài, toà án hay bất ký một cơ quan giải quyết tranh chấp nào tiến hành xác định lỗi của mỗi bên, cũng như thiệt hại và mức bồi thường tương ứng. Chính vì thế, những điều khoản

trong hợp đồng quy định càng chặt chẽ, rõ ràng, chính xác càng tốt. Một trong những biện pháp hạn chế rủi ro và cũng để bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp là lông ghép các điều khoản "phòng ngừa" trong hợp đồng .

Một biện pháp bảo vệ nào đó luôn thể hiện tính hai mặt nếu là quyền của bên bán thì sẽ là nghĩa vụ của bên mua và ngược lại. Quá trình đàm phán sẽ dung hoà được mâu thuẫn này, thống nhất được ý chí giữa các bên. Sau đây là một vài điều khoản "phòng ngừa" có thể được nêu ra trong hợp đồng.

+ Nếu là người mua hàng: rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra khi người mua đã trả trước một phần nào hoặc toàn bộ tiền hàng song người bán chần chừ hoặc không có ý định thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, khi người bán chậm giao hàng, khi người bán giao hàng không đủ phẩm chất, khi đó các điều khoản phòng ngừa có thể là:

Loại rủi ro Điều khoản phòng ngừa

1. Đã trả trước một phần tiền hàng và có thể bị mất khoản tiền đó:

- Quy định bên bán phải có một bên thứ ba có uy tín, đủ khả năng đứng ra đảm bảo rằng bên bán sẽ thực hiện hợp đồng; hoặc bên thứ ba sẽ bồi thường cho bên mua nếu bên bán từ chối không thực hiện hợp đồng, hoặc /và.

- Quy định đòi bên bán phải chuyển trước cho bên mua những giấy tờ chứng nhận bên mua được quyền sở hữu, hoặc/và. - Quy định bên bán phải chuyển cho bên mua số sản phẩm tương đương với số tiên trả trước.

2. Chậm giao hàng

- Quy định rõ ràng, cụ thể thời hạn bắt buộc phải giao hàng hoặc /và - Định ra các chế tài phát hoặc /và

- Quy định thời hạn để bên mua có thể đơn phương huỷ hợp đồng hoặc /và

- Thoả thuận về các trường hợp bất khả kháng và thời hạn thực hiện hợp đồng xảy ra trong trường hợp bất khả kháng.

3. Hàng hoá giao không

- Quy định hình thức nghiệm thu sản phẩm theo chất lượng hay theo công cụ thường là sản phẩm hoặc thiết bị máy móc

đúng như chất lượng đã thoả thuận

thường quy định chấp nhận theo hình thức quy định một chất lượng sử dụng. Và đối với dịch vụ thì thường quy định chấp nhận theo công cụ hoặc/và.

- Đòi giữ lại một khoản trả chậm để đảm bảo; hoặc /và. - Huỷ hợp đồng hoặc/và

- Quy định các chế tài phát hoặc/và

- Đòi thay thế các sản phẩm khiếm khuyết với chi phí do bên bán chịu. + Nếu là người bán hàng: tuỳ từng đối tượng mua hàng truyền thống hay mới, khách hàng quan trọng hay không, mức độ tin tưởng... mà bên bán nên cố gắng đưa vào hợp đồng những điều khoản phòng ngừa sau:

Loại rủi ro Điều khoản phòng ngừa

1. Rủi ro về giá * Đồng tiền mất giá - Biến động của sản xuất * Chậm thanh toán * Không thanh toán

* Quy định về những trường hợp điều đình giá, căn cứ điều chỉnh, cách điều chỉnh giá hoặc quy định phân bố khoản chênh lệch do tỷ tăng tỷ giá cho cả hai bên.

* Quy định về - huỷ hợp đồng - Các chế tài phạt

* Quy định các biện pháp bảo đảm thanh toán như: bảo lãnh đặt cọc, ký quỹ, ký cược...

Thực hiện việc giữ quyền sở hữu cho đến khi nhận được tiền hàng. Huỷ hợp đồng 2. Rủi ro liên quan đến sản phẩm * Không đến nhận hàng như đã thoả thuận * Hàng hư hỏng trong

* Các chế tài phạt bao gồm cả huỷ hợp đồng - Quy định người mua phải chịu chi phí gửi hàng - Quy định về chuyển rủi ro cho người mua

- Xây dựng sách lược giảm nhẹ nghĩa vụ tư vấn của người bán hàng bằng cách:

quá trình vận chuyển và * Cho rằng hàng không phù hợp với yêu cầu của anh ta.

+ Nghiên cứu trước sản phẩm và cung cấp cho khách hàng + Bảo lưu văn bản nếu không biết ai là người sử dụng cuối cùng.

Điều khoản cũng là một trong những biện pháp bảo hiểm. Trong điều khoản cần ghi rõ cách thức giải quyết tranh chấp. Nếu lựa chọn trọng tài thì nên quy định những nội dung về:

- Loại hình trọng tài (AD HOC - hay thường trực) - Trung tâm trọng tài nào và địa chỉ

- Tên trọng tài viên (có thể không cần)

- Thủ tục tố tụng nên phù hợp với tổ chức trọng tài đã chọn - Địa điểm trọng tài

- Ngôn ngữ trọng tài - Phân chia phí trọng tài

- Luật áp dụng trong hợp đồng - Quyết định trọng tài là trung thẩm

Nói chung, quy định rõ ràng, càng dễ thuận lợi trong giải quyết tranh chấp. Là một nhà kinh doanh thận trọng, sau khi các điều khoản hợp đồng đã được thoả thuận và soạn thảo xong; trước khi đặt bút ký cần kiểm tra lại lần cuối xem trong văn bản còn thiếu sót gì không rồi mới quyết định ký. Nếu hợp đồng được ký gián tiếp qua Fax, thư từ cần có biện pháp kiểm tra, xác định lại các thoả thuận đã đạt lại lần cuối.

Cần để ý chút ít đến thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, ngôn ngữ sử dụng ưu tiên, nguồn luật áp dụng trong hợp đồng, điều khoản tranh chấp. Đây thường là những tiểu tiết bị họ cho qua trong khi ký hợp đồng, họ chỉ chú ý đến những điều khoản chính như giá cả, sản phẩm, thanh toán, giao hàng... mà không hay rằng những tình tiết tưởng như nhỏ kia có thể khiến cho việc thực hiện hợp đồng bị sụp đổ hoàn toàn.

Tuy vậy, dù hợp đồng đã được xây dựng rất kỹ càng, thận trọng cũng không thể tránh được mọi rủi ro pháp lý khi thực hiện hợp đồng: Tranh chấp phát sinh đỏi hỏi nhà kinh doanh phải hành động một cách khôn ngoan mới mong bảo vệ được quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay.pdf (Trang 77 - 81)