a. Thuận lợi:
Thứ nhất, trong bối cảnh nước ta còn thiếu một cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu qủa, Trung tâm đã đề cao và cố gắng để các bên tự đạt được thoả thuận hoà giải khá cao của Trung tâm (10,2%). Việc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải giúp các bên giảm bớt chi phí trọng tài Trung tâm hoàn 25% số phí nếu hoà giải thành ở phiên xét xử đầu tiên và 75% trước khi thanh lập Uỷ ban trọng tài và 50% trước khi tiến hành phiên xét xử đầu tiên và chi phí theo đuổi vụ kiện, tiếp tục duy trì mối quan hệ trong kinh doanh vì các bên đều tự nguyện thi hành kết quả hoà giải.
Thứ hai, lệ phí trọng tài và các chi phí khác phải trả cho Trung tâm thấp hơn so với một số Trung tâm trọng tài quốc tế ở các nước khác. Lệ phí trọng tài mà Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đưa ra trong biểu phí trọng tài mức phí tối thiểu là 500 USD/vụ, trong khi mức này ở Hiệp hội trọng tài Hoa kỳ là 600 USD - 2000 USD ở Trung tâm trọng tài quốc tế là 2500 USD. Đối với vụ có giá trị tranh chấp là 10.000 USD đến 20.000 USD mức tối đa là 4250 và cộng thêm 0,5% trị giá tranh chấp vượt quá 200.000 USD đối với các tranh chấp trên 200.000 USD là khá dễ chịu đối với các bên tranh chấp.
Thứ ba, thủ tục trọng tài tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đơn giản và thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp nhỏ cần phải được giải quyết nhanh và không cần thiết chi phí cao.
Thứ tư, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam tiến hành xét xử bằng tiếng Việt Nam đó là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam vì hiện nay trình độ ngoại ngữ của cán bộ kinh doanh của ta không phải ai cũng đạt yêu cầu. Địa điểm xét xử là tại Việt Nam nên cũng tiết kiệm được chi phí đi lại.
b. Hạn chế:
Hầu hết các hạn chế mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi đưa tranh chấp ra giải quyết ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đều xuất phát từ khung pháp lý chưa hoàn thiện tại Việt Nam.
Thật vậy, hạn chế đầu tiên là những quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cưỡng chế thi hành phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Thủ tục trọng tài bản thân nó đã không mang tính cưỡng chế thi hành cao như Toà án, vì thế trong trường hợp một bên không tự nguyện thi hành một bên có quyền yêu cầu Toà án công nhận bản án và cưỡng chế thi hành. Song nó ở nước ta chưa hề có một quy định nào như vậy.
Thứ hai, đó là một số điểm chưa hợp lý trong quy tắc tố tụng như buộc nguyên đơn phải nộp toàn bộ phí thì mới nhận hồ sơ đối với doanh nghiệp Việt Nam, mức phí khoảng 2000 USD - tương với 28.000.000 VND là một chi phí không nhỏ. Các bên đương sự bị giới hạn quyền tự quyết khi chỉ được
chọn trọng tài viên từ danh sách của Trung tâm, chứ không thể chọn một trọng tài viên ở ngoài, họ chỉ được khước từ trọng tài viên do mình chỉ định và cuối cùng quyết định rằng chủ tịch rằng chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và thẩm quyền chỉ định trọng tài viên Chủ tịch Uỷ ban trọng tài trong trường hợp các bên không chỉ định là không có cơ sở và thiếu chặt chẽ.
chương 3
Một số quan điểm và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng
tài tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hướng phát triển của trọng tài
thương mại Vịêt Nam.
Trọng tài thương mại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Là một nước Châu á, Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các nước Châu á khác, đặc biệt là các nước ASEAN - có truyền thống giải quyết tranh chấp bằng hoà giải. ở Châu á nói chung, từ trước tới nay trọng tài chưa phải là công cụ giải quyết tranh chấp mà các thương gia thường tìm đến. Đối với tranh chấp trong nước thì biện pháp thông thường mà các doanh nhân chấp nhận là thương lượng trực tiếp hoặc hoà giải với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nhu cầu của việc phát triển thương mại Quốc tế và trong khu vực, trọng tài thương mại phi Chính phủ đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Vì lẽ đó, cho nên dù truyền thống hoà giải có ăn sâu vào trong tập quán kinh doanh đến đâu thì người ta vẫn phải cần đến trọng tài, trước hết bởi những ưu thế của nó trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, sau là vì nó đáp ứng được nhu cầu của giới kinh doanh - đặc biệt trong các thương vụ kinh doanh quốc tế.
Truyền thống hoà giải, giải quyết tranh chấp theo hướng “ đóng cửa bảo nhau” của người á Đông đã ảnh hưởng ít nhiều đến tiến trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Hoà giải trước khi phải tổ chức các phiên xét xử hoặc trước khi ra phán quyết trong thủ tục trọng tài là điều các trọng tài Châu á nói chung và Việt Nam nói riêng chú trọng hơn. Mặt khác, đây cũng là một trong nhứng đóng góp để nâng cao uy tín của trung tâm trọng tài trên trường Quốc tế - bởi khi hoà giải được nó không chỉ tiết kiệm được chi phí cho các bên, bảo mật được bí quyết kinh doanh mà còn làm ảnh hưởng thống nhất đến mối giao
hảo giữa các bên, và thường các bên sẽ thực hiện những nghiã vụ của mình một cách “ tâm phục , khẩu phục”.
trọng tài Việt Nam đang hoạt động trong cơ chế thị trường , xuất phát từ lợi ích của khách hàng - tức là các đương sự đưa tranh chấp ra giải quyết ở trung tâm trọng tài - thì không thể không quan tâm đến bước hoà giải trước Uỷ ban trọng tài - cũng như phải làm sao để giúp các đương sự đạt được giải pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất cả về kinh tế lẫn hiệu quả xã hội. trọng tài thương mại trong cơ chế thị trường phải quan tâm và hết lòng phục vụ vì lợi ích khách hàng thì mới tồn tại và phát triển được. Đây là điểm khác biệt về bản chất giữa trọng tài Nhà nước trong cơ chế kế hoặch hoá tập trung và trọng tài thương mại phi Chính phủ trong cơ chế thị trường. Cụ thể hơn, kinh phí trang trải cho các trung tâm trọng tài , cũng như lợi nhuận để phát triển mở rộng trọng tài là từ nguồn phí trọng tài mà các đương sự chi trả. Xét theo mặt này, trung tâm trọng tài cũng là một đơn vị kinh doanh - sản phẩm là các biện pháp giải quyết tranh chấp và cũng phải chịu sự cạnh tranh trên thị trường, do đó triết lý kinh doanh cũng nên là “ thoã mãn tối đa nhu cầu của khách hàng”.
Tuy nhiên, loại sản phẩm dịch vụ của trọng tài lại là một sản phẩm có tính đặc thù rất cao - bị chi phối mạnh mẽ bởi môi trường pháp lý. Đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam là đang trong quá trình hoàn thiện theo hướng một mặt phải đảm bảo bản chất của Chủ nghĩa xã hội, mặt khác phải tính đến xu hướng chung trong luật pháp Quốc tế và thương mại Quốc tế. Chính vì vậy trọng tài thương mại của Việt Nam trong quá trình phát triển phải tính đến đặc điểm này, góp phần vào việc hoàn thiện môi trường pháp lý ở Việt Nam nói chung và hoàn thiện các quy định về trọng tài nói riêng- tháo gỡ dần sự bất cập trong các quy định về giải quyết tranh chấp như hiện nay.
Trên thực tế, trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam đã áp dụng một quy chế tố tụng khó gần gũi với quy chế tố tụng của trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore. Việt Nam đang hướng vào việc tăng cường tham gia vào các Hiệp ước Quốc tế và công nhận hiệu lực của các phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt nam. Việt Nam đang nổ lực phát triển hệ thống pháp luật trên cơ sở tham
khảo, đối chiếu và học hỏi những chuyên gia có kinh nghiệm của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc . . . là những nước trong khu vực khá gần gũi, và Pháp, Anh, Canada, Australia, Mỹ . . . là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, có hệ thống pháp luật đạt đến độ hiệu quả cao.
Như đã đề cập ở trên, dịch vụ mà trung tâm trọng tài cung cấp ra thị trường là loại dịch vụ có tính đặc thù cao, chất lượng của dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào người cung cấp mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự cộng tác của các bên sử dụng dịch vụ, cũng như sự hỗ trợ từ một hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh, mà trước hết là khung pháp luật về trọng tài ở Việt Nam.
3.2. Cần một sự hỗ trợ của chính phủ cho hiệu quả của hoạtđộng trọng tài. động trọng tài.
Thuật ngữ trọng tài phi Chính phủ không có nghĩa là cơ quan trọng tài này sẽ không chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước. “ Phi Chính phủ để phân biệt với trọng tài Nhà nước - là một cơ quan Nhà nước , có quyền lực Nhà nước. Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động của các cơ quan trọng tài , nhưng sẽ thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật , cũng như những tác động khác như tham gia các công ước, điều ước Quốc tế , đào tạo, hỗ trợ kinh phí và cơ sỡ vật chất . . . Các quy định của Nhà nước nói chung đều có thể tác động theo hai hướng tích cực, tiêu cực đến hiệu quả giải quyết tranh chấp.
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động trọng tài .
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một vẫn chưa có một văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp ( Quốc hội ) ban hành để quy định về tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại phi Chính phủ . Các văn bản pháp luật về trọng tài phi Chính phủ do cơ quan hành pháp là Chính phủ và Thủ tướng ban hành dưới dạng Nghị định hoặc Quyết địnhvà như vậy chúng không có giá trị pháp lý cao như các văn bản pháp luật giải quyết tranh chấp bằng con đường Toà án ( thường là luật và pháp luật ). Vì vậy, cần nhanh chóng ban hành Pháp lệnh
về trọng tài để thống nhất các qui định về trọng tài . Xuất phát từ thực tế giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài ở Việt Nam , trong pháp lệnh trọng tài cần phải giải quyết được một số điểm nổi cộm sau:
* Thứ nhất là về thẩm quyền giải quyết của trọng tài : đây là căn cứ pháp lý để quyết định xem liệu một tranh chấp kinh tế có được đưa ra xét xử bằng trọng tài hay không. Hiện nay cũng chưa rõ liệu các tranh chấp nào thì không được phép áp dụng thủ tục trọng tài . Như quy định hiện nay tại Nghị định 116 CP và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam thì có thể tạm hiểu là bất kỳ một tranh chấp thương mại nào cũng có thể giải quyết bằng trọng tài . Vậy là chưa hợp lý vì một số vấn đề tranh chấp cần đến sự cưỡng chế cao của pháp luật, hoặc các tranh chấp có dấu hiệu phạm tội, hoặc các tranh chấp có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và cộng đồng như:
- Các vấn đề về tình trạng cá nhân.
- Các hợp đồng ký kết do lừa đảo hoặc vô đạo đức.
- Tranh chấp về phát minh, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền. - Tranh chấp về phá sản, vỡ nợ hoặc giải thể Công ty .
- Tranh chấp về cấm vân, trật tự công cộng và một số tranh chấp về quan hệ lao động.
* Về việc chỉ định và thay thế trọng tài viên : liệu các bên đương sự có thể chọn một trọng tài viên ngoài bản danh sách trọng tài của trung tâm được không? Điều này không được đề cập đến trong Nghị định 116 CPP cũng như trong quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam . Tôn trọng quyền tự quyết của các bên đương sự, quy định về chỉ định trọng tài viên không nên chỉ trong danh sách trọng tài viên của trung tâm và cũng không chỉ giới hạn trong phạm vi các trọng tài viên Việt Nam, khi mà điều kiện cho phép. Về việc khước từ trọng tài viên : theo quy định về trọng tài của úc, HongKong, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, . . . mỗi bên tham gia có thể khước từ bất kỳ một trọng tài viên nào vì lý do thiên vị. Pháp lệnh trọng tài nên cân nhắc vấn đề này để tăng cường sự tự do lựa chọn và giám sát quá trình trọng tài cũng như đảm bảo chắc chắn về sự công bằng của trọng tài .
* Về tiêu chuẩn trọng tài viên : kinh nghiệm của các nước cho thấy trọng tài viên thật sự hoàn toàn do các bên đương sự tự định đoạt. ở Việt Nam cũng vậy, cho dù các trọng tài viên được Bộ tư pháp cấp Thẻ trọng tài hay là Thẻ trọng tài viên có trong danh sách trọng tài viên nhưng không được các đương sự chọn để giải quyết tranh chấp thì họ sẽ chẵng trở thành trọng tài viên thực sự được. Luật pháp của nhiều quốc gia không quy định trọng tài phải đạt những tiêu chuẩn gì mả chỉ quy định rằng trọng tài viên phải nổ lức cùng với các bên đạt được một giải pháp giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả. Mỗi trung tâm trọng tài tự chọn ra những trọng tài của chính mình để chọn được những trọng tài viên giỏi bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và là người có đạo đức , trung thực và khách quan - vì phán quyết của họ là yếu tố quyết định đến uy tín của trung tâm trọng tài . Không gì đánh giá các trọng tài viên chính xác hơn là những phán quyết mà họ đưa ra và hiệu quả cuối cùng của giải quyết tranh chấp .
Trung tâm trọng tài phi Chính phủ hoạt động trong cơ chế thị trường cũng chịu sự tác động của các quy luật thị trường. Động lực thúc đẩy các Trung tâm giải quyết tranh chấp của các quy luật thị trường. Động lực để thúc đẩy các trung tâm giải quyết tranh chấp một cách hiệu qủa hơn và không ngừng nâng cao hiệu quả pháp quyết chính là sự cạnh tranh giữa các Trung tâm trọng tài. Khung pháp luật về trọng tài thống nhất, tạo nên môi trường cạnh tranh cho các Trung tâm hoạt động. Những quy định bất hợp lý như: (quy định rằng quyết định của trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có giá trị chung thẩm; trong khi đối với các trung tâm trọng tài khác lại không quy định quyết định là chung thẩm... ) cần được loại bỏ.
Cuối cùng là vấn đề đang gây bức xúc nhất và là sự quan tâm lớn nhất của các bên khi lựa chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp đó là hiệu lực quyết định của trọng tài, nhưng trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng đạt được điều đó. Vì vậy cần có một cơ chế cưỡng chế thi hành các phán quyết của trọng tài để hoạt động trọng tài có hiệu quả vì trọng tài là một tổ chức hoạt động hợp pháp và đã được các bên thoả thuận chọn lựa. Trong cơ
chế này cần quy định thẩm quyền của Toà án trong việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài, toà chỉ cần công nhận quyết định bản án và cho thi hành như là một bản án do toà tuyên chứ không cần ra thêm một bản án về cùng một vụ việc (nghĩa là tiến hành xét xử lài toàn bộ vụ việc).
Cũng cần phải có những quy định cụ thể những trường hợp nào khiến