Xây dựng quy tắc tố tụng chặt chẽ mà vẫn linh hoạt

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay.pdf (Trang 73 - 74)

Việc xây dựng một quy tắc tố tụng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giải quyết tranh chấp xét cả về phía Trung tâm trọng tài cũng như các bên đương sự là rất cần thiết.

Quy tắc tố tụng mà Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đang áp dụng được đánh giá là phù hợp với xu thế giải quyết tranh chấp trên thế giới song để hẫp dẫn hơn nữa nên có một số thay đổi nhỏ. Thứ nhất, là về việc đóng phí trọng tài - quy định là nguyên đơn phải đóng toàn bộ phí trọng tài thì hồ sơ vụ việc mới được thụ lý - là chưa hợp lý. Nên chăng là quy định một mức tạm phí - để đảm bảo cho khiếu kiện thay vì phải đóng toàn bộ. Cách thức nộp phí cũng nên uyển chuyển hơn, thay vì cứng nhắc một cách là chuyển tiền vào tài khoản của phòng thương mại và công nghệ Việt Nam Trung tâm có thể chấp nhận một bên thứ ba đứng ra đảm bảo cho việc trả khoản phí này, hoặc chấp nhận cấp tín dụng ngắn hạn cho đương sự. Thứ hai, là về ngôn ngữ xét xử, Trung tâm nên có sự sẵn sàng để đưa nhiều ngôn ngữ vào sử dụng trong xét xử, đặc biệt là những ngôn ngữ phổ biến như: Anh, Pháp, Trung Quốc... thay vì phải quy định chỉ sử dụng tiếng Việt trong xét xử như hiện nay. Thứ ba, trong trường hợp một bên đương sự đề nghị tham gia các phiên họp và xét xử thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, e - mail... Trung tâm cần nghiên cứu và đưa ra những quy định phù hợp trong trường hợp này.

Như đã đề cập ở phần trên, giải quyết tranh chấp bằng hoà giải là xu hướng mà hiện nay hầu hết các Trung tâm trọng tài quốc tế trên thế giới đều hướng tới. Quá trình hoà giải cần phải có những quy định riêng không gộp chung vào quy tắc tố tụng trọng tài như: Cách thức chọn hoà giải viên, nhiệm

vụ của hoà giải viên, thời điểm bắt đầu và kết thúc hoà giải, phí hoà giải... do đó Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng cần xúc tiến việc nghiên cứu và xây dựng quy tắc hoà giải.

3.3.3. Nghiên cứu, xây dựng và kiện toàn bộ máy thường trực của Trung tâm, thành lập ban thư ký thay vì chỉ có một thư ký thường trực như hiện nay.

Xúc tiến việc tổ chức lại Hội đồng nghiên cứu khoa học pháp lý thành bộ phận thường trực, sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp thông tin, tài liệu tư vấn kỹ thuật cho các Uỷ ban trọng tài hoạt động và cho các trọng tài viên ... giúp họ ra được những phán quyết có chất lượng cao.

Chuẩn bị nguồn nhân lực để mở rộng tại các Trung tâm kinh tế lớn như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng. Đây không những là biện pháp mở rộng hoạt động của Trung tâm mà nó còn giúp cho Trung tâm theo sát và hiểu rõ hơn thực tế kinh doanh tại địa bàn - nâng cao kiến thức thực tế củ trọng tài viên.

Trung tâm cần nghiên cứu một kế hoạch tăng thế, tăng kinh phí để thànhlập Trung tâm thông tin, tủ sách trọng tài, tăng kinh phí cho việc cập nhật thông tin, thiết lập mạng trao đổi thông tin nội bộ và với các cơ quan tổ chức liên quan như Toà án, bộ tư pháp, Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh phòng thương mại và quốc tế... nhằm tăng hỗ trợ cho những hoạt động giải quyết tranh chấp của Trung tâm mà còn cho những doanh nghiệp, tổ chức quan tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay.pdf (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)