I. Đánh giá chung về tình hình sản xuất trong nớc
1. Diện tích
1.2. Diện tích cây ăn quả
Trong giai đoạn 1995-2000, diện tích cây ăn quả tăng nhanh và ổn định với tốc độ bình quân hàng năm là 10,3%. Nếu nh vào năm 1995 diện tích cây ăn quả các loại chỉ có 346,4 nghìn ha thì năm 2000 đã lên tới 565 nghìn ha và đạt 589,4 nghìn ha vào năm 2001. Năm nhóm cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam bao gồm chuối, xoài, nhãn-vải-chôm chôm, quả có múi (cam, chanh, quýt, bởi) và dứa. Vào năm 1995 thì diện tích của 5 nhóm cây ăn quả này chỉ có 236,6 nghìn ha (chiếm 68% tổng diện tích cây ăn trái các loại) đến năm 2000 đã đạt 419 nghìn ha (chiếm 74% tổng diện tích cây ăn trái), với mức tăng bình quân hàng năm là 12,1%/năm. Diện tích các cây khác (sầu riêng, thanh long, sa
pô, mận, đu đủ, bơ, v.v) cũng tăng từ 109,8 nghìn ha lên 146 nghìn ha trong cùng kỳ.
Nhóm các cây vải-nhãn-chôm chôm có tốc độ tăng trởng nhanh nhất về diện tích bình quân 34,8%/năm từ 37,9 nghìn ha lên 169 nghìn ha, tiếp đó là xoài với mức tăng 17,4%/năm từ 21,1 nghìn ha lên 47 nghìn ha, dứa với mức 7,1% từ 26,3 nghìn ha lên 37 nghìn ha. Mặc dù vậy, cần lu ý rằng diện tích trồng dứa chỉ bắt đầu tăng kể từ năm 1998 khi Việt Nam đã khai thông đợc trở lại thị trờng xuất khẩu cho mặt hàng này. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối và cây có múi chỉ tăng ở mức thấp tơng ứng là 1,5% và 2,4%. Với kết quả đó, diện tích chuối và cây có múi chỉ đạt 99 nghìn ha và 67 nghìn ha vào năm 2000. Tốc độ tăng trởng về diện tích gieo trồng của vải-nhãn-chôm chôm là cao nhất so với bất kỳ một cây trồng nào khác trong cùng giai đoạn. Nhờ đó, vải-nhãn- chôm chôm đã trở thành nhóm cây ăn quả quan trọng nhất về mặt diện tích, chiếm 30% tổng diện tích các loại. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nớc với diện tích 238,8 nghìn ha (chiếm 38% tổng diện tích trồng cây ăn quả toàn quốc). Tiếp đó là các vùng Đông bắc (xấp xỉ 100 nghìn ha, 17%), Đông Nam bộ (79 nghìn ha, 15%), các vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Bắc Trung bộ có khoảng từ 40-50 nghìn ha. Các tỉnh trọng điểm với một số loại cây ăn quả đợc phân bố nh sau: Vải- nhãn-chôm chôm đợc tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và vùng Đông Bắc. Các tỉnh trồng nhiều vải nhãn là Bắc Giang (25,5 nghìn ha), Bến Tre (16,2 nghìn ha), Tiền Giang (13,5 nghìn ha), Vĩnh Long, Sơn La, Hải Dơng (xấp xỉ 9,5 nghìn ha);
Chuối đợc trồng rải rác ở tất cả các nơi trên toàn quốc. Các tỉnh trồng chuối chủ yếu là Thanh Hoá, Cà Mau (7-8 nghìn ha), Đồng Nai, Sóc Trăng (6 nghìn ha);
Cây có múi đợc trồng chủ yếu ở ĐBSCL, nh Cần Thơ (13,1 nghìn ha), Bến Tre, Vĩnh Long (6 nghìn ha). Bên cạnh đó 2 tỉnh Hà Giang và Nghệ An cũng có trên 4 nghìn ha;
Dứa cũng đợc trồng tập trung tại ĐBSCL, nh Kiên Giang (9,2 nghìn ha), Tiền Giang (7,8 nghìn ha), Bạc Liêu (3,6 nghìn ha);
Xoài đợc trồng chủ yếu ở ĐBSCL, nh Tiền Giang (6 nghìn ha), Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang (trên 3 nghìn ha). Bên cạnh đó, các tỉnh Bình Phớc và Khánh Hoà cũng có trên 4 nghìn ha xoài.1