III.Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt mayViệt Nam sang Mỹ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015.docx (Trang 38 - 42)

1.Những kết quả đạt được

1.1Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng nhanh chóng cả về số lượng và giá trị

Các sản phẩm dệt may Việt Nam đang dần đứng vững trên thị trường Mỹ và từng bước thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Năm 2009 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ hai tại thị trường Mỹ ( sau Trung Quốc). Nếu như trước đây các doanh nghiệp chỉ có thể xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ thông qua các trung gian, các doanh nghiệp thường xuyên bị động trong việc tìm kiếm đối tác, nhưng hiện nay họ không những đã chủ động hơn trong vấn đề này mà còn tiến hành nhiều hình thức như: xuất khẩu trực tiếp cho nhà nhập khẩu Mỹ, tiến hành lien doanh, liên kết với nước ngoài…các doanh nghiệp ngày càng năng động hơn trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp Mỹ về thương mại, tham gia vào các hội chợ và lập các văn phòng đại diện của mình ở Mỹ.

1.2 Hàng dệt may Việt Nam có chất lượng khá tốt,kiểu dáng mẫu mã sản phẩm đa dạng

Kể từ năm 2009, hàng năm DM VN sẽ có mặt ở hội chợ Magic (hội chợ chuyên ngành về hàng DM lớn nhất thế giới được tổ chức ở Las Vegas – Mỹ, vào tháng 2, 8 hàng năm).VN sẽ cố gắng xây dựng hình ảnh tại hội chợ này để các NNK biết đến. Vì các công ty thu mua là NNK đóng vai trò rất quan trọng trong việc mua hàng từ nhà sản xuất, phân phối đến các nhà bán lẻ.

Trong 305 triệu dân Mỹ, có đến 65% sử dụng các sản phẩm bình dân. Doanh thu của các cửa hàng bán hàng may mặc cấp thấp cao hơn các cửa hàng cao cấp. Xu hướng kinh doanh nhỏ hơn sẽ đi vào vùng sâu, xa thay cho các chuỗi cửa hàng lớn tại Mỹ. Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho hàng DM VN gia tăng thị phần XK vào Mỹ trong thời gian tới.

2.Những hạn chế

2.1 Quy mô ngành dệt may Việt Nam còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực

Quy mô sản xuất và xuất khẩu chưa lớn do các đơn vị dệt may Việt Nam chủ yếu là những đơn vị vừa và nhỏ. Điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh trong số 282 doanh nghiệp may mặc thì chỉ có 40 đơn vị có quy mô 200 máy may trở lên phần còn lại là quy mô nhỏ.

2.2 Giá thành sản phẩm dệt may Việt Nam còn cao hơn một số nước khác

Giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm may mặc Việt Nam còn cao,chất lượng chưa tốt và thời hạn giao hàng là những yếu tố làm hạn chế xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.

2.3 Sản phẩm may của Việt Nam chủ yếu ở dạng gia công

Sản phẩm may của Việt Nam chủ yếu ở dạng gia công, giá trị gia tăng khoảng 15%-20%. Do đó kim ngạch xuất khẩu tuy lớn nhưng phần ngoại tệ thực tế thu được lại nhỏ. Thị trường Mỹ thường ưu tiên nhập khẩu hàng dệt may theo hình thức FOB, nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại thiên về phương thức gia công nên khả năng thâm nhập thị trường Mỹ còn khó khăn. Bên cạnh đó việc thực hiện các hợp đồng gia công lại không ổn định phụ thuộc vào giá nhân công và tình hình cung cấp nguyên phụ liệu.

2.4 Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn thấp,chưa đủ cạnh tranh với thương hiệu nước ngoài.

Việc tiếp xúc trực tiếp với nhà nhập khẩu tại thị trường Mỹ còn nhiều hạn chế. Việc này có tác động lớn từ việc doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có nhiều cơ hội tham gia xúc tiến, quảng bá. Đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp tại các hội chợ chuyên ngành lớn tổ chức ở Mỹ hay ở các thị trường khác. Xưa nay, chi phí xúc tiến, quảng bá, giới thiệu ở nước ngoài chủ yếu tự thân DN lo.Và với khoản chi phí khá lớn trong mỗi lần xúc tiến, tham gia hội chợ thì chỉ có các DN lớn mới đủ điều kiện tham gia.

3.Nguyên nhân

3.1 Ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển,dẫn đến việc phải nhập khẩu

nguyên phụ liệu làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh.

Nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu. Trong khi đó, ngành dệt hầu như chưa đáp ứng được đủ yêu cầu (cả về số lượng và chất lượng) cho ngành may. Nói cách khác, mối liên kết giữa ngành dệt và ngành may mặc còn chưa thật sự chặt chẽ. Ngành dệt còn mang hơi hướng thay thế nhập khẩu, nhưng lại chưa đạt hiệu quả và quy mô sản xuất cần thiết. Trong khi đó, ngành may mặc có tính định hướng xuất khẩu cao, nhưng lại phải dựa vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Hiện nay, khó khăn và cũng là áp lực lớn nhất của ngành Dệt may là chưa tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may được nhập khẩu tới 90%. Do đó, tuy có kim ngạch XK cao nhưng tỷ lệ thu về lại thấp, chỉ ước khoảng 35-38% tổng kim ngạch. Do đó, ngành Dệt may phải quy hoạch vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông.

Mục tiêu chiến lược của ngành Dệt may đặt ra đến năm 2010 là phải đạt sản lượng 20.000 tấn bông xơ, năm 2015 đạt 40.000 tấn. Tuy nhiên hiện nay, diện tích trồng bông tại Việt Nam không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (42%), vùng duyên hải miền Trung (33%), miền Bắc (20%) và Đông Nam bộ (5%). Theo thống kê cho thấy trong niên vụ niên vụ 2007-2008 diện tích trồng bông trên cả nước là 7.446ha cho sản lượng 2.709 tấn, đến niên vụ 2008-2009 diện tích trồng bông giảm mạnh còn dưới 3.000 ha. Ngành dệt may đã khuyến khích và quy hoạch tăng thêm diện tích trồng bông. Theo kết hoạch niên vụ 2009-2010 ước đạt khoảng 10.000 nghìn tấn. Tuy vậy con số này vẫn còn xa với mục tiêu 20.000 tấn ngành đã đặt ra.

Mặc dù ngành Dệt may đã có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu và có chính sách hỗ trợ giá cho nông dân, nhưng vấn đề giá còn rất nan giải. Nếu giá thấp hơn so với các cây trồng khác sẽ khó khuyến khích được nông dân tham gia trồng bông, và mục tiêu 1 tỷ mét vải vào năm 2010 sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Và như vậy, thách thức tiếp theo của ngành Dệt may là phải làm thế nào tạo được vùng nguyên liệu ổn định, không bị phụ thuộc vào nước ngoài như hiện nay.

Bảng3: Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may, 2000-2008

Đơn vị tính: Triệu USD

2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nhập khẩu Bông 105.4 190.2 167.21 219.0 268 468 Sợi 317.5 338.8 339.59 544.6 744 788 Vải các loại 1.805,4 1.926,7 2.398,96 2.984,0 3.980 4.454 Nguyên phụ liệu máy móc, phụ tùng 1.825,9 1.724,3 1.774,2 1.952,0 2.152 2.376 Cộng nhập (chưa kể hóa chất thuốc nhuộm) 4.054,2 4.180,0 4.679,96 5.699,6 7.144 8.086 Kim ngạch xuất khẩu 3.609,1 4.385,6 4.838,4 5.834,0 7.794 9.082 Nguồn: Tài liệu xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển ngành dệt may

3.2 Quy mô sản xuất chưa lớn do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là những đơn vị vừa và nhỏ

Theo Cục điều tra của Tổng công ty may mặc Việt Nam quy mô ngành dệt may Việt Nam còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực.

Bảng 4- Quy mô ngành dệt may Việt Nam so với các nước trong khu vực

Tên nước Sản lượng sợi(100 Sản lượng vải(1 triệu Sản phẩm may(1 triệu Kim ngạch XK(triệu

Trung Quốc 5300 21000 10000 50000 Ấn Độ 2100 23000 12500 Bănglade t 200 1800 4000 Thái Lan 1000 4200 2500 6500 Indonesia 1800 4400 3000 8000 Việt Nam 85 304 400 2000 Nguồn: VINATEX

3.3Do khả năng tiếp thị yếu, công tác quản lý, thiết kế mẫu mã, chủng loại… chưa cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nói tóm lại,sự kém cạnh tranh về giá thành,thời hạn giao hàng,cùng hàng loạt các lý do khác như bất cập trong khả năng buôn bán quốc tế,tiếp cận thị trường,trình độ chuyên môn,thiết kế mẫu mã,trang thiết bị, máy móc đã làm cho ngành dệt may Việt Nam trở nên nhỏ bé trên đấu trường quốc tế, đặc biệt là khi so với hàng Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015.docx (Trang 38 - 42)