II.Những định hướng và triển vọng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015.docx (Trang 46 - 49)

Việt Nam đến năm 2015

1.Quan điểm,mục tiêu phát triển

1.1 Quan điểm phát triển

Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.

Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.

Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.

1.2Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2015

Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 6: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015 với tầm nhìn đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1. Kim ngạch XK Triệu USD 12.000 18.000 25.000 2. Sử dụng lao động 1000 người 2.500 2.750 3.000 3. Sản phẩm chủ yếu

- Bông xơ 1000 Tấn 20 40 60

- Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 120 210 300

- Sợi các loại 1000 Tấn 350 500 650

- Vải các loại Triệu m2 1.000 1.500 2.000

- Sản phẩm may Triệu sản phẩm 1.800 2.850 4.000

4. Tỷ lệ nội địa hoá % 50 60 70

Nguồn: Bộ Công Thương.

2.Triển vọng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015

Ngành dệt may Việt Nam còn có khá nhiều tiềm năng cho xuất khẩu. Tiềm năng này trước hết là do nguồn lao động còn lớn, đặc biệt là nhờ cấu trúc dân số trẻ, nên chi phí cho lao động không tăng nhanh như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may. Bên cạnh đó, Việt Nam có môi trường đầu tư ổn định, với tiềm năng tăng trưởng cao, nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư và bạn hàng nước ngoài.Hơn nữa, Việt Nam cũng đang tham gia ngày một sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam, quá trình này còn giúp gia tăng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của Việt Nam nói riêng.

Triển vọng của ngành may mặc sẽ là sáng sủa hơn một chút so với ngành dệt, do có quy mô lớn hơn, mức độ linh hoạt cao hơn, và có nhiều lựa chọn thay thế ngay cả trong thời kỳ suy thoái (chẳng hạn, phát triển thị trường xuất khẩu mới).

Giá trị gia tăng của ngành hàng may mặc được dự báo sẽ tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2013, mặc dù có giảm lần lượt 3,0% và 0,9% vào các năm 2009 và 2010. Đây là triển vọng khá tích cực, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2013 còn thấp hơn so với mức trung bình trong các năm 2003-2008 (11,9%). Cũng do tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với GDP mà tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành may mặc trong GDP trong giai đoạn 2009-2013 sẽ thấp hơn so với mức trong giai đoạn 2006-2008.

Tuy giá trị gia tăng có giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may chỉ giảm trong năm 2009, và sẽ tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2013. Theo BMI (2009), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt tăng liên tục từ mức hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2009 lên hơn 1,9 tỷ USD vào năm 2013, với tốc độ tăng trung bình khoảng 9,8%/năm trong 2010-2013. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cũng tăng từ mức hơn 7,4 tỷ USD lên hơn 9,5 tỷ USD trong giai đoạn 2009-2013. Mặc dù vậy, triển vọng xuất khẩu này cũng đi kèm những diễn biến đáng lo ngại. Trước hết, cán cân thương mại ngành dệt vẫn có mức thâm hụt lớn, mặc dù mức thâm hụt đã giảm mạnh trong năm 2009 và trong giai đoạn 2011-2013. Điều này cho thấy ngành may mặc của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải dựa vào nguyên liệu dệt nhập khẩu để phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu của mình.

3.Chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Hiệp hội dệt may Việt Nam

Nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước của các doanh nghiệp dệt may là rất lớn và chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong nước là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên đây là bài toán không đơn giản nhằm đẩy mạnh việc cung cấp nguyên liệu bông, xơ sản xuất trong nước, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện để ngành dệt may tăng trưởng và phát triển ổn định. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015. Theo đó đến năm 2015 sẽ đạt diện tích khoảng 30.000 héc ta, năng suất bình quân đạt 1,5 đến 2 tấn/héc ta, và đến năm 2020 diện tích sẽ tăng lên hơn gấp đôi, với 76.000 héc ta, năng suất cũng tăng lên từ 2 đến 2,5 tấn/héc ta.

Việc triển khai chương trình này sẽ từng bước giúp các doanh nghiệp dệt may có thể chủ động nguyên liệu trong nước. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất sợi tổng hợp ở Khu công nghiệp Ðình Vũ (Hải Phòng). Dự kiến, năm 2012, nhà máy sẽ đi vào sản xuất, đáp ứng 100% nhu cầu xơ, sợi tổng hợp cho ngành dệt. Ngoài ra, Vinatex đang xây dựng 4 khu công nghiệp dệt, nhuộm tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Ðịnh, Long An, Trà Vinh nhằm khuyến khích các DN trong, ngoài nước đầu tư sản xuất NPL; nâng năng lực sản xuất của tập đoàn tăng thêm 200 triệu mét vải vào năm 2015.

Để bảo đảm cho nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành dệt may, giảm nhập siêu, Chính phủ dự kiến sẽ huy động các thành phần kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất chất lượng, tăng sức cạnh tranh, xây dựng các vùng chuyên canh ở những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp như các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ, vùng núi phía Bắc.

Một quỹ bình ổn giá thu mua bông hạt trong nước cũng sẽ được thành lập từ nguồn trích 2% giá thành sản xuất bông của các đơn vị sản xuất, khi giá thành trong nước thấp hơn giá nhập và các đơn vị này có lãi. Theo đó các đơn vị sản xuất được vay vốn với lãi suất ưu đãi, và các tổ chức, cá nhân cũng sẽ được hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc thiết bị.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015.docx (Trang 46 - 49)